Video clip 2011-09-03 14:45:35

Luyện ! Đừng sợ


Vụ thảm sát ở Bắc Giang: [size=6]‘Đừng quá căm phẫn mà đòi sửa luật để xử tử Luyện’[/size]







Hoàn toàn chia sẻ với dư luận xã hội song ông Trịnh Hòa Bình - GĐTT Dư luận xã hội (Viện XHH) cho rằng không thể để cảm tính chi phối, lấn án lề luật.

Không thể vì ghét mà cộng thêm hình phạt

Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình
Hung thủ của vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích đã bị sa lưới nhưng làn sóng dư luận những ngày qua vẫn chưa thể lắng xuống. Trước thông tin không thể tử hình kẻ ác vì hành vi gây án trong độ tuổi vị thành niên, nhiều người đang tỏ ra rất phẫn nộ, thậm chí lên tiếng đòi sửa luật để đảm bảo tính răn đe, giáo dục…

Nhận xét về điều này, PGS, TS. Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội (Viện Xã hội học) chia sẻ: “Có thể nói, dư luận hiện đang “phát cuồng” về Lê Văn Luyện”. Tuy nhiên, đây cũng là điều dễ hiểu và dễ… cảm thông”.

Theo ông Bình, với logic thông thường, tại sao một đứa trẻ không tắm trong môi trường máu lạnh, tàn ác và đầy rẫy áp bức, bóc lột lại có thể xuống tay một cách tàn ác như vậy? Hành động của hắn cũng không phải xuất phát từ những ấm ức đối chọi với hiện thực xã hội hay tước đoạt tài sản của kẻ mạnh, kẻ ác…

Người ta thấy rằng, cuộc đời Luyện chưa mất mát gì trong khi nạn nhân của vụ thảm sát lại là một gia đình trẻ có cuộc sống tương đối hài hòa. “Đó là những lý do khiến người ta phải “nhảy cẫng” lên khi phán xét Luyện”, ông Bình lý giải.

Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, dù xuất phát từ suy nghĩ muốn tiêu diệt cái ác, muốn loại trừ cái ác khỏi xã hội thì chúng ta vẫn cần phải tôn trọng pháp luật, không thể vì một trường hợp của Luyện mà yêu cầu sửa đổi pháp luật.

Ông Bình phân tích: “Luật pháp là một thiết chế có tính chất bảo lưu tương đối, bảo thủ và lâu bền, không phải một sớm một chiều có thể thay đổi. Đó là quá trình vận động, một quá trình xem xét những đòi hỏi của thời đại, của đất nước, của con người. Trong trường hợp đặc biệt, người ta mới có thể thay đổi khung hình của nó.

Tức là, với một xã hội tư duy luật pháp, không phải chỉ vì ái ố, hỉ nộ, yêu ghét, tội lỗi… mà có thể đưa vào chi phối pháp luật. Chúng ta phải tuân thủ theo luật pháp, không thể nào vì ghét hung thủ quá ác, ác hơn lứa tuổi của nó, mà cộng thêm hình phạt cho chúng được. Nhìn một cách khái quát thì xã hội ta còn cảm tính, xúc cảm yêu ghét lấn át lề luật”.

Ở Luyện vẫn còn… “chất người”?

Bên cạnh việc chia sẻ với dư luận xã hội, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cũng cho rằng, ở Luyện, kẻ sát nhân bị lên án với những hành vi không thể dung tha vẫn còn những vùng sáng trong tâm thức.

"Khi bị cơ quan chức năng bắt, Luyện hỏi: "Tội của cháu có bị bắn không?” Như vậy, từ chỗ sâu thẳm nhất của một kẻ phạm tội, không phải là không có những vùng sáng. Tâm thức của Luyện vẫn thức tỉnh, vẫn có cái chất người.

Chúng ta không phải vì thấy đứa trẻ xuống tay dã man như vậy mà nghĩ rằng nó đã không phải là con người. Cách nghĩ như vậy chưa thực sự chuẩn mực và chính xác”.

Lý giải thêm về điều này, ông Bình cho hay: “Có thể là trong một cơn nông nổi, hành vi của Luyện là “say máu”, cần phải giải quyết triệt để. Lúc đó, bất cứ tiếng kêu khóc, tiếng động nào cũng có thể là sự kích thích. Cái ác được gặp gỡ và nhân lên trong trường hợp này chứ không hẳn theo cách suy diễn thông thường của dư luận là: giết một người đã ghê rồi mà lại giết tận 3 người, đứa trẻ 18 tháng tuổi cũng không tha…”.

Đứng trước lo lắng của nhiều người: liệu bản án nhân đạo mà Luyện nhận được có thiếu đi tính răn đe, gây tác động tiêu cực tới xã hội? Ông Bình chia sẻ: “Tất cả mọi công dân, mọi con người trong xã hội này, khi đối diện với tội ác, trở thành một phần của tội ác thì phải trả giá. Mọi án tuyên phạt đó đều có tính giáo dục, răn đe.

Chúng ta không thể nói rằng, Luyện không bị tử hình, không bị xử cao hơn khung hình phạt hiện tại thì sẽ phản tác dụng. Về mặt xúc cảm, về mặt tinh thần người ta cảm thấy, trừng phạt kẻ thủ ác như vậy không xứng đáng. Nhưng theo chiều ngược lại thì phải nhận thức rằng, ở độ tuổi vị thành niên, kẻ gây án chưa đủ chín cả về mặt sinh học lẫn tinh thần để bị xử như một người đàn ông, một người trưởng thành”.

Ông Bình cũng nhấn mạnh: “Kẻ gây tội ác dứt khoát phải đền tội. Tinh thần duy lý, chủ nghĩa coi trọng luật pháp phải thắng thế và phải xử đúng tuổi, đúng khung hình phạt. Có thể, những kẻ thủ ác lại thấy rằng đó là con đường cứu sinh cho những người chưa đủ độ chín chắn, hoặc đến phút chót có thể trở lại với cộng đồng.

Cho nên, tác dụng giáo dục của nó là chiều kích tích cực chứ không phải ở chỗ trừng phạt không đầy đủ thì làm cho cộng đồng phẫn nộ”

Điều mà PGS.TS Trịnh Hòa Bình muốn gửi gắm là thông qua trường hợp của Lê Văn Luyện, chúng ta không nên quá coi nặng vấn đề hình phạt mà phải biến dư luận xã hội thành bài học thuộc lòng trong chuyện giáo dục vị thành niên và thanh niên biết quý trọng lao động, tôn thờ cái đẹp, cái chân thiện mỹ. Sự phẫn nộ của dư luận xã hội cần phải kích theo chiều khác để thay đổi các thành viên của xã hội đang ở khu vực chập chờn giữa bóng tối và ánh sáng.

“Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội gia tăng là do xã hội đang chuyển mình. Có nhiều vấn đề khiến con trẻ không thể thừa nhận được trật tự của xã hội hiện tồn. Về mặt lối sống có những điệu bị pha trộn, bị thách đố rất lớn và những giá trị có thể đảo lộn, rối loạn…

Suy cho cùng, đây vẫn là câu chuyện của giáo dục gia đình, câu chuyện của con người ta phải quay trở lại với những răn dạy về luân lý cá nhân, biết coi trọng lao động và yêu quý mạng sống của người khác…”, ông Bình chia sẻ.











3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)