[size=2]Những điều ma mị ở thánh địa nhà Lang.[/size] | [size=1]Ma trêu người ở 'thánh địa' nhà Lang[/size][size=3](24h) - Đêm khuya, bản làng rất yên ắng, yên ắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng trâu thở phì phì xua muỗi, tiếng chim lợn thi thoảng rít lên ghê rợn trên đồi. Và, người ta nghe thấy rõ mồn một tiếng tù và cất lên vang vọng từ phía rừng mộ đá.[/size] |
[justify]Chuyện nhặt ở khu linh địa[/justify] [justify]Quốc lộ 12B chạy qua địa bàn huyện Kim Bôi, Hoà Bình uốn lượn, hun hút và khuất hết tầm nhìn ở những khúc quanh. Từ khu Du lịch Suối Khoáng đi lên khoảng 3km, chúng tôi rẽ trái vào xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng. Nơi đây, giữa bốn bề sơn tản, hiện ra một thung lũng bằng phẳng. Thung lũng có địa thế hình miệng rồng với những cột đá, cái thẳng đứng, cái hơi nghiêng, mà ở khoảng cách không xa, trông y hệt những bóng người.[/justify] Rừng mộ đá hôm nay. [justify]Theo những người dân bản xứ, đấy là khu mộ cổ của dòng họ Đinh thuộc một trong bốn xứ Mường và cũng là nơi chứa đựng những bí mật nhà Lang cách đây đã 400 năm.[/justify] [justify]"Thánh địa" của nhà Lang [/justify] [justify]Trưa, bầu trời như cao rộng hơn sau cơn mưa rừng sầm sập ban sáng. ánh nắng bắt đầu quét xuống bạt ngàn cây cối, hoa dại và những cột đá sừng sững vô hồn. Khu linh địa vốn hoành tráng, đồ sộ, từng gợi nhiều suy tưởng trải qua bao thăng trầm của lịch sử giờ đây đã bị biến dạng bởi những bộ óc và bàn tay thô bẩn xâm phạm, nhưng vẫn giữ nguyên đó nét độc đáo của văn hoá xứ Mường. [/justify] [justify]Tuy không nằm trong những thành phần nghiên cứu, nhưng anh Bùi Ngọc Huy, một thầy giáo Mường, cũng là người xóm Chiềng đã tìm hiểu và biết rất nhiều chuyện xung quanh rừng mộ đá này.[/justify] [justify]Anh cho biết: Nói đến xứ Mường là người ta nghĩ ngay đến Bi, Thàng, Vàng, Động. Như vậy, Mường Động là một trong bốn Mường lớn ở tỉnh Hoà Bình. Theo sử sách, sau khi phù nhà Lê tiến quân ra Bắc diệt nhà Mạc trong cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến trong nước cuối thế kỷ thứ XVI, dòng họ Đinh được Vua Lê - chúa Trịnh phong tước cho cai quản Mường Động.[/justify] [justify]Thế kỷ XVII, quyền lực của nhà Đinh vô cùng vững mạnh. Hiện nay, dòng họ Đinh ở Mường Động còn lưu giữ được quyển gia phả của dòng họ viết bằng chữ Hán. Họ Đinh khá nhiều người danh tiếng, trong đó có Đề đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ.[/justify] [justify]Đinh Công Kỷ là người kế nghiệp cha làm thổ tù, giúp vua Lê Trung Hưng, chống giặc, xây dựng triều chính và cũng là một trong những tướng tài của Trịnh Kiểm. Khi tạ thế, Đinh Công Kỷ đã được mai táng theo tước hầu.[/justify] [justify]Quan tài được làm bằng gỗ rất quý sơn son thiếp vàng và có nhiều đồ đạc giá trị được chôn theo. Nơi an nghỉ của Đinh Công Kỷ nằm trong một thung lũng, bằng phẳng, vây quanh ba mặt là những quả núi dáng rồng chầu. Đây là khu đất có địa thế hình miệng rồng - thế đất tốt theo quan niệm thuật phong thuỷ. Tri ân những đóng góp của Đinh Công Kỷ với xã hội đương triều, dựng mộ ông, nhà Lê đã cho người về Thanh Hoá kỳ công tìm kiếm, vận chuyển nhiều phiến đá xanh ra làm cột mồ xung quanh mộ.[/justify] [justify]Khu mộ có nhiều phiến đá này được người dân bản xứ đặt tên là Đống Thếch (theo quan niệm của người Mường "Đống" là những nơi có mồ mả, "Thếch" là địa danh). Và, thế kỷ XVII, cùng với sự vững mạnh của họ Đinh Mường Động, Đống Thếch trở thành "Thánh địa" của dòng họ này. Với diện tích rộng tới vài chục ngàn mét vuông, Đống Thếch có tới hàng trăm ngôi mộ của nhiều thế hệ, trong đó có nhiều ngôi mộ xung quanh được chôn nhiều cột đá cao lớn, có thể là để cắm dấu khẳng định quyền lực của họ Đinh.[/justify] [justify]Trước năm 1975, khu mộ vẫn còn nguyên vẹn trông như rừng cây cổ thụ trong mùa trút lá trơ ra những gốc xù xì. Trên các phiến đá lớn ở nhiều ngôi mộ có khắc chữ Hán ghi lại ngày, tháng, năm sinh, năm mất, tước hiệu của chủ nhân và năm, tháng dựng mồ. Đống Thếch qua đời này đời khác bị cây rừng phủ lên rậm rạp, lại càng trở nên bí hiểm. Giờ, dù chỉ còn lưa thưa cột đá và cây con, nhưng Đống Thếch vẫn là khu mộ độc đáo đầy bí ẩn chưa biết đến bao giờ mới khám phá hết được.[/justify] [justify]Những câu chuyện kỳ bí[/justify] [justify]Theo anh Bùi Ngọc Huy, hồi còn nhỏ, mỗi lần cùng bà nội đi qua Đống Thếch, anh lại được bà kể cho nghe những câu chuyện về khu mộ này. Dù những câu chuyện của bà không đầu, không cuối, anh cũng chẳng thể nhớ hết và chắp nối được, nhưng lại giúp anh khám phá những điều bí ẩn ở rừng mộ đá. Trước đây, khu Đống Thếch rất rộng, gồm hàng trăm ngôi mộ và vô số phiến đá lớn nhỏ chôn xung quanh.[/justify] [justify]Phiến đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m, có phiến nặng hàng tấn. Tất cả các ngôi mộ đều chôn ba khối đá cao phía đầu mộ thành một hàng, khối đá to nhất chôn ở giữa, chân mộ chôn ba khối nhỏ hơn. Những khối đá cẩm thạch nhẵn bóng, tuyệt đẹp, vững chãi có nguồn gốc ở tận Thanh Hoá đã khẳng định sự bề thế và uy quyền của họ Đinh Mường Động.[/justify] Những dòng chữ Hán khắc trên hòn mồ. [justify]"Bà tôi kể, xưa kia, nơi đây còn vắng người qua lại, cây cối um tùm, hàng nghìn cột đá nhấp nhô bên những nấm mồ ẩn hiện trong khu rừng mịt mùng trông như người đứng bất động. Có người bản xứ vốn rất bạo gan mà khi chạy hồng hộc tháo thân về được đến nhà đã tuyên bố… xanh rờn rằng gặp ma ở Đống Thếch giữa ban ngày.[/justify] [justify]Anh ta bị nhiều con ma chặn đầu chặn cuối rồi va cả vào mặt ram ráp, đau điếng. Sau phen hú hồn, nhất định không bao giờ anh ta đặt chân đến khu vực này nữa. Hoá ra, anh ta đi cắt cỏ đúng tiết trời đông mưa phùn. Bên ngoài là 10 giờ sáng, nhưng vào rừng mộ đá thì không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Mây mù của vùng núi thâm u cộng với mưa phùn giăng toả đã làm cho mỗi cột đá như bóng người lấp ló.[/justify] [justify]Trong gian thinh đặc quánh mây mù, anh ta hoảng loạn bỏ chạy và va vào hết cột đá này đến cột đá khác. Từ câu chuyện của anh nông dân thần hồn nát thần tính, người ta truyền tai nhau rồi thêu dệt thành nhiều câu chuyện khác không kém phần ly kỳ, huyền bí, khiến không ít người, ngay cả tôi cũng sởn da gà mỗi khi qua đây", anh Huy kể.[/justify] [justify]Vừa tìm tòi những trang viết ghi lại những gì tìm hiểu được về khu mộ, anh Huy kể tiếp: "Có lần bà nội tôi lại kể: Vì là một thung lũng, xung quanh cây cối um tùm, ban ngày ánh nắng không lọt tới, nhưng trong những đêm giữa tháng, cả khu rừng mộ đá ngập dưới ánh trăng. Cây cối lẫn vào những hòn đá tạo ra những hình thù kỳ quái, chẳng thể phân biệt đâu là cột đá, đâu là cây cối. Đêm khuya, bản làng rất yên ắng, yên ắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng trâu thở phì phì xua muỗi, tiếng chim lợn thi thoảng rít lên ghê rợn trên đồi. Và, người ta nghe thấy rõ mồn một tiếng tù và cất lên vang vọng từ phía rừng mộ đá. Tiếng tù và lúc gần lúc xa, lúc như tiếng gió dài lê thê, lúc rúc lên hối hả. Thật lạ, đêm trời càng gió, trăng càng sáng thì tiếng tù và càng to. Người ta bảo đấy là tiếng tù và của Đề đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ. Mấy ngọn núi ở khu vực này cũng trở thành một câu chuyện nặng huyền bí. Tương truyền, người vợ thứ ba của vua Hùng giận chồng đã rời hoàng cung, dắt theo hai người con lên rừng khai hoang lập bản, tạo nên vùng đất trù phú. Khi mất, ba mẹ con đã hoá thành ba ngọn núi dáng rồng chầu và cùng hướng về kinh đô. Vì thế hàng năm, vào dịp Tết, các bản Mường dắt trâu, bò lên núi ở khu vực Đống Thếch mổ thịt làm lễ cúng".[/justify] [justify]Tan hoang vì "mộ tặc"[/justify] [justify]Trong toàn bộ khu mộ Đống Thếch, có 100 hòn mồ to nhỏ khác nhau, tạo thành hàng rào độc đáo dựng quanh từng mộ, với số lượng, kích thước khác nhau. Mộ thì còn tới 17 hòn, có mộ chỉ còn dăm bảy hòn. Các hòn mồ được chôn sâu, nhô lên khỏi mặt đất 0,5m, có hòn nhô cao gần 3m. Cũng có hòn được trang trí, tất nhiên là chỉ với những đường nét đơn giản.[/justify] [justify]Các hòn mồ có khắc chữ hầu hết vẫn để xù xì tự nhiên, gọt đẽo sơ sài. Tuy nhiên, số lượng hòn mồ được khắc chữ Hán không nhiều, chỉ còn lại 12 hòn. Hòn mồ ở các mộ ở Đống Thếch thường tuân thủ theo quy tắc chung: ở đầu mộ, thường chôn ba hòn đá cao, to nhất thành một hàng thẳng.[/justify] [justify]Chân mộ chôn ba hòn đối xứng với đầu mộ, các hòn đá nhỏ và thấp hơn. Còn ở hai bên sườn mộ thì chôn các hòn mồ cao thấp, số lượng nhiều, ít, dường như tuỳ thuộc vào quyền uy và các mối quan hệ của người nằm dưới mồ.[/justify] [justify]Ngoài những mộ có những hòn mồ chôn theo quy tắc chung trên còn một số mộ phần đầu chỉ chôn một cột đá to, cao thay thế cho hai cột mồ bên, phần chân vẫn chôn ba hòn như mộ khác. Cũng có hai mộ ở phần đầu và chân chỉ chôn một cột đá đối xứng qua trục dọc thân mộ.[/justify] [justify]Dù được chôn số lượng hòn mồ khác nhau, nhưng các mộ đều tuân theo một quy tắc chung là ở đầu và chân mộ có hai cột hòn mồ đối xứng qua trục giữa huyệt mộ. Những nội dung văn tự ghi trên hòn mồ nói rõ tên tuổi, thân thế của người đã khuất. Những dòng chữ ghi khắc trên những hòn mồ đã cho thấy những phong tục tập quán của người Mường với việc tang lễ. Người Mường xưa đặt hòn mồ theo giới tính, lứa tuổi, chức tước…[/justify] [justify]Hòn mồ còn là vật phúng viếng của người thân đối với người quá cố. Sau năm 1975, Đống Thếch dần bị khai phá. Nhân dân địa phương thấy đất trống thì vào khai phá trồng hoa mầu. Những hòn mồ bị mang ra sử dụng làm đường đi, hàng rào. Tệ hại nhất là tệ nạn đào bới mộ cổ tìm cổ vật. Bọn trộm cổ vật đã xới tung các ngôi mộ làm cho khu rừng đá biến mất gần hết, chỉ còn lại 17 ngôi mộ to nhất và những hòn mồ cao lớn không thể đào phá.[/justify] [justify]Trước hiện trạng ấy, năm 1984, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin Hà Sơn Bình (cũ) tiến hành khai quật toàn bộ số mộ còn lại. Quá trình khai quật 13 ngôi mộ, khu mộ Đống Thếch đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị cho việc làm sáng tỏ những điều kỳ bí xung quanh chính nó 400 năm qua.[/justify] |