So với các khái niệm, định nghĩa về Mafia ở trên với nội dung tường thuật trong loạt bài “Bến xe Lam Hồng (Bình Dương) và hệ thống “Cơm tù xuyên Việt” của báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, thì hành vi của Mafia nước ngoài và hành vi lộng hành xem thường pháp luật của bọn côn đồ trong bài, cùng với thái độ im lặng khó hiểu, sự “giơ cao đánh khẽ” của các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm, làm cho tôi phải nghĩ rằng: Phải chăng đây là “Một quái thai sống bằng sự cùng cực của nhân loại và tồn tại nhờ sự suy đồi, thoái hóa của đạo đức nhân phẩm”: Mafia ở Việt Nam?
[indent] [justify][/justify]
[/indent]
[justify]Sơ lược về “Mafia”[/justify]
[justify]Mafia, cũng thường được gọi trong tiếng Ý là Cosa Nostra (có nghĩa là “của chúng ta”), là một tổ chức xã hội bí mật có nguồn gốc từ các tổ chức tội phạm Ý hoạt động giữa thế kỷ 19 ở đảo Sicilia. (Bách Khoa Toàn Thư Mở)[/justify]
[justify]Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam giải thích: Mafia (Morta Alla Francia Italia Anela), tổ chức hoạt động bí mật bất hợp pháp, có hệ thống tổ chức chặt chẽ, liên quan đến nhiều nước và có mối liên hệ với những người có chức quyền trong bộ máy nhà nước bị mua chuộc để thực hiện các hành động phạm tội. M xuất hiện đầu tiên ở đảo Xixilia (Sicilia) thuộc miền Nam Italia. Theo Capiecnê (C. Capierne) và Grônep (Groneff), Mafia ra đời năm 1282 với tư cách là tổ chức tự vệ của người nghèo chống lại áp bức, bất công. Sau này, phạm vi hoạt động của Mafia mở rộng sang nhiều nước, Mafia ngày càng thay đổi về bản chất và đến thế kỉ 20, danh từ Mafia dùng để chỉ tổ chức hoạt động bí mật, chuyên sử dụng biện pháp bạo lực, khủng bố, ám sát, tống tiền, buôn lậu ma tuý, cờ bạc… Hiện nay, ở nhiều nước, một số quan chức nhà nước cũng tham gia Mafia, các thế lực phản động cũng sử dụng Mafia vào mục đích chính trị. Tổ chức Mafia có quan hệ câu kết với các tổ chức tội phạm khác ở nhiều nước, nhất là các tổ chức găngxtơ Mĩ. M là đối tượng đấu tranh của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)”[/justify]
[justify]Theo các tài liệu khác, “Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, từ “mafia” được dùng để chỉ tội phạm có tổ chức ở mức độ cao ở các nước tư bản chủ nghĩa. Mafia – nhà văn F. Kamon nhận xét – đã dính liền với nhà nước tư sản như hai giọt nước trong một chiếc cốc”.[/justify]
[justify]“Các nhà tội phạm học Italia định nghĩa: Mafia là một tập đoàn tội phạm có mục đích, làm giàu bất chính, dùng bạo lực làm phương tiện trấn áp, dựa trên quyền sở hữu và việc làm, giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa công dân và nhà nước. Có lẽ đây là định nghĩa đầy đủ nhất về hiện tượng xã hội phức tạp này”.[/justify]
[justify]“Trong biên bản của Tòa dự thẩm New Orleans ngày 24/1/1889 đã xuất hiện những dòng chữ đầu tiên về tổ chức tội phạm mafia Mỹ, “Mafia là tổ chức bí mật, nó đã gây ra những tội ác ghê tởm nhất và bao giờ cũng bắt các nhân chứng phải im lặng“. Điều này đúng cho tới tận ngày nay. Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Ramsey Clark đã coi mafia như là “tổ hợp quyền lực nhất thế giới””.[/justify]
[justify]“Năm 1970, Hạ nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật tịch thu tất cả các tài sản bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong suốt 35 năm (từ năm 1970 đến 2005) ở Mỹ chỉ tịch thu của mafia hơn 1 tỉ USD trong lĩnh vực ma túy. Những tên trùm mafia Mỹ trên giấy tờ sổ sách không có tiền của, thậm chí còn vào loại “nghèo khó” so với các công dân Mỹ khác. Tiền của bọn chúng được gửi, giữ trong các nhà băng Thụy Sĩ và các nhà băng nước ngoài, còn bất động sản thường đứng tên các thành viên gia đình”.[/justify]
[justify]“Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Robert Kennedy từng tuyên bố: “Bức tranh khổng lồ về mafia là một bức tranh kinh tởm. Bức tranh về hiệp hội tội phạm, một tổ chức được gọi không chút thổi phồng là chính phủ vô hình, với thu nhập nhiều tỉ USD hàng năm. Một quái thai sống bằng sự cùng cực của nhân loại và tồn tại nhờ sự suy đồi, thoái hóa của đạo đức nhân phẩm””.[/justify]
[justify]Theo tôi, Mafia là khái niệm chỉ sự cấu kết chặt chẽ của các thế lực, tập đoàn “xã hội đen” và quan chức Nhà nước có quyền lực nhằm mục đích làm giàu bất chính, dùng bạo lực đen làm phương tiện trấn áp, dựa vào quyền lực Nhà nước để tồn tại, làm cho nạn nhân lẫn nhân chứng phải im lặng vì họ không thể cầu cứu vào đâu được khi mà chính quyền không bảo vệ họ.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]“Cơm tù xuyên Việt”: Hiện tượng Mafia Việt?[/justify]
[justify]“Phóng viên Báo Pháp Luật TP.HCM còn phát hiện ra một đường dây “cơm tù” có tổ chức từ Bắc vào Nam”. Tình trạng chủ quán thuê côn đồ lập “hàng rào người” chặn đầu, khóa đuôi xe, đếm khách và xua khách vào quán. Bọn đầu gấu xô ngã và dọa đánh cả người già chỉ vì không ăn “cơm tù”. Bọn chúng thu tiền nhà xe vô tội vạ, đánh nhà xe đến thương tật vĩnh viễn, đánh khách đi xe… nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn đơn tố cáo của các nạn nhân và người dân xung quanh Bến xe gởi đến cơ quan chức năng đều rơi vào tình trạng “im lặng khó hiểu”.[/justify]
[justify]Ngay cả cán bộ Công an- lực lượng đại diện cho quyền lực Nhà nước có trách nhiệm duy trì, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, cũng bị dọa đánh với lời thách thức “Công an thì làm gì được tao?” cho thấy chúng hình như còn có quyền quyết định trên cả chỉ huy của Công an?[/justify]
[justify]Dân gian có câu: “Rừng nào cọp nấy”. Một nhóm côn đồ vài chục tên do Hải “bến” cầm đầu, nếu đơn thuần là côn đồ bình thường, bất quá chúng chỉ có thể hoành hoành ở địa phương chúng cư trú, không thể vươn vòi từ Nam chí Bắc được như vậy.[/justify]
[justify]So với các khái niệm, định nghĩa về Mafia ở trên với nội dung tường thuật trong loạt bài “Bến xe Lam Hồng (Bình Dương) và hệ thống “Cơm tù xuyên Việt” của báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, thì hành vi của Mafia nước ngoài và hành vi lộng hành xem thường pháp luật của bọn côn đồ trong bài, cùng với thái độ im lặng khó hiểu, sự “giơ cao đánh khẽ” của các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm, làm cho tôi phải nghĩ rằng: Phải chăng đây là “Một quái thai sống bằng sự cùng cực của nhân loại và tồn tại nhờ sự suy đồi, thoái hóa của đạo đức nhân phẩm”: Mafia ở Việt Nam?[/justify]