Tình yêu - giới tính 2009-09-18 00:01:00

Mảng cứng “cậu nhỏ” – căn bệnh “đáng gờm”


Bạn có biết rằng “tự sướng” quá nhiều đôi khi dẫn đến bệnh mảng cứng dương vật không?
1. Mình nghe có người nói đến căn bệnh tên là mảng cứng dương vật nhưng mình nghĩ là không có bệnh này, bởi vì “cậu nhỏ” bình thường rất “mềm mại” mừ, sao có thể đóng mảng cứng được. Không biết là có căn bệnh này không nhỉ? Và nếu có thì nó có nguy hiểm lắm không? (Mạnh Trung, Bắc Ninh)

Trả lời:



Bạn Trung thân mến!

Suy luận của bạn có vẻ… rất logic nhưng lại sai rùi, bởi vì đúng là có căn bệnh tên là mảng cứng dương vật đấy (hay còn gọi là bệnh Peyronie).

Bình thường, lớp vỏ ngoài của “cậu nhỏ” có các sợi đàn hồi được chia làm 2 lớp: lớp ngoài “đảm nhiệm” việc tăng chiều dài “kiếm” khi cương cứng; lớp trong làm nhiệm vụ tăng đường kính. Khi lớp vỏ này bị xơ hóa và canxi hóa sẽ tạo thành những mảng cứng, và đó chính là căn bệnh mà bạn nghi ngờ nó không tồn tại đấy!




Bệnh mảng cứng “cậu nhỏ” ít gặp nhưng độ nguy hiểm khá lớn, bởi nó tác động xấu đến khả năng làm papa của XY. Lần đầu tiên căn bệnh này được “nhận diện” là… cách đây khoảng gần 3 thế kỷ. Hiện nay, có khoảng 1 – 3% dân số thế giới mắc bệnh này và số người mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng cao đó bạn ạ.

2. Mình muốn hỏi “gốc gác” của bệnh mảng cứng “cậu nhỏ” này là như thế nào và triệu chứng của bệnh ra sao vậy? (bad_boy@gmail…)

Trả lời:

Chào bạn!

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được chính xác “gốc rễ” của căn bệnh đáng ghét này, tuy nhiên có vẻ như bệnh mảng cứng dương vật thường xuất hiện ở những người sử dụng thuốc cường dương, những người bị tiểu đường hoặc có các yếu tố tự miễn khác. Bệnh cũng do yếu tố di truyền, thậm chí do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Bệnh diễn tiến qua 2 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau:

Giai đoạn xơ hóa tiến triển (hay còn gọi là giai đoạn sớm): thường kéo dài từ 3 – 12 tháng với biểu hiện rõ ràng nhất là “kiếm” bị biến dạng, ví dụ như… ngày càng cong hơn. Ở giai đoạn này XY ít khi sờ thấy mảng cứng và “kiếm” vẫn có thể cương cứng được, tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy đau khi cương cứng do lớp sợi đàn hồi bị xơ hóa và không co giãn được nữa.

Giai đoạn xơ hóa định hình (hay giai đoạn muộn): lúc này mảng cứng đã được hình thành rõ ràng, người bệnh có thể sờ thấy những hạt canxi lạo xạo ở dưới da “cậu nhỏ” chỗ biến dạng. Ở giai đoạn này, biến dạng “cậu nhỏ” đã định hình và không tiến triển nữa. “Kiếm” thường… ngắn lại do bị co rút và khả năng cương cứng của “kiếm” có thể bị rối loạn.



Trong 2 giai đoạn thì triệu chứng rõ nhất và điển hình nhất là biến dạng “kiếm” (xuất hiện ở 90% số trường hợp bệnh), tiếp đó là biểu hiện đau khi cương cứng (với 70% bệnh nhân).

3. Một lần mình đọc ở đâu đó thấy có nói rằng “tự sướng” quá nhiều cũng có thể dẫn đến bệnh mảng cứng “cậu nhỏ”. Điều này có đúng không? Mình rất lo lắng vì mình cũng… hay “tự sướng” lắm. (chang_codon@yahoo…).

Trả lời:



Bạn thân mến!

Đúng là bệnh mảng cứng dương vật đôi khi có thể xuất hiện ở những người có tật thủ dâm, tật bẻ “kiếm” khi “tự sướng”, chích thuốc vào “cậu nhỏ”,… Vì những vi chấn do dùng tay bóp mạnh khi “tự sướng”, dùng tay bẻ cong “thằng bé” khi cao hứng, vì ảnh hưởng của thuốc khi tiêm vào “kiếm”,… có thể gây xơ hóa hay nhiễm trùng tại chỗ.

Theo nhiều tài liệu, cơ chế gây bệnh được giải thích là do phản ứng tạo xơ bất thường dưới tác động của những vi chấn xảy ra. Những chấn thương này lặp đi lặp lại có thể gây rách trong lớp mô, những sợi đàn hồi của lớp vỏ “cậu nhỏ” bị tách ra, gây viêm rồi tạo xơ trong khi những sợi xơ mới sắp xếp lộn xộn, đồng thời các vi huyết quản cũng có thể bị tổn thương gây xuất huyết. Sự tạo sẹo bất thường này là nguyên nhân hình thành những mảng dày, cứng bên dưới da.



Do đó, để phòng tránh triệt để căn bệnh đáng sợ này, tốt nhất là XY nên hạn chế tật “tự sướng”, bỏ thói quen bẻ “kiếm”, hạn chế việc xem những phim có các cảnh nhạy cảm và tiêm thuốc tại chỗ.

4. Nếu bị bệnh mảng cứng “cậu nhỏ” thì có thể điều trị được hay không và điều trị ở đâu? (Trọng Minh, Đà Nẵng)



Trả lời:

Bạn Minh thân mến!

Trong một số trường hợp… may mắn, bệnh có thể tự lành, tuy nhiên đa phần đều phải có biện pháp can thiệp từ bên ngoài.

Khi phát hiện thấy “kiếm” có những dấu hiệu bất thường, XY nên đến bác sỹ ngay để xác định nguyên nhân. Bạn sẽ được làm các xét nghiệm như xét nghiệm tế bào, chụp phim “kiếm” hay chụp cộng hưởng từ. Nếu đúng là đã mắc bệnh mảng cứng “cậu nhỏ’, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc, chiếu xạ liều thấp hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.



Bạn có thể đến khám ở Khoa ngoại tiết niệu của các bệnh viện Đa khoa, hoặc phòng khám Nam khoa của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và bệnh viện Bình Dân (thành phố Hồ Chí Minh).
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)