Hành khách được họ tiếp cận chủ yếu là học sinh, sinh viên, người lao động mới từ quê lên. Giá mỗi gói tăm 5.000 đồng, thậm chí có lúc tới 15.000-20.000 đồng. Trong một buổi sáng, những người này thu được hàng trăm nghìn đồng từ việc bán tăm và quyên góp từ thiện.
Mỗi khi thấy khách xuống xe, nhóm này vội vã chạy tới chèo kéo, thậm chí dúi vào tay khách những gói tăm. Vừa bán, họ vừa kêu gọi quyên góp từ thiện. Khi có khách nghi ngờ, các cô giơ ngay cuốn sổ ghi chép, trong đó có giấy giới thiệu và dấu đỏ của HTX sản xuất Tình thương, cơ sở sản xuất của TBB&NTT (thương bệnh binh và người tàn tật), địa chỉ 32 Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền (Sơn Tây, Hà Nội).
[/size]
[size=4]![]() |
[size=4]Cô gái này đang thuyết phục khách mua tăm tại Bến xe Giáp Bát. Ảnh: Phương Sơn.[/size] |
Còn ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe phía Nam cho biết, từ trước đến nay không cho phép cá nhân hoặc tổ chức nào bán tăm từ thiện hoạt động ở khu vực trong bến. Khi phát hiện những trường hợp này, bảo vệ của bến xe phối hợp với công an địa phương thường xuyên xua đuổi.
"Tuy nhiên, hiện chưa có chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý ngoài biện pháp phạt hành chính 50.000 đồng và giam giữ vài giờ. Vì thế họ vẫn cố tình hoạt động", ông Thành cho biết thêm.
[/size]
[size=4]Không chỉ tại Bến xe Giáp Bát, trên đường Điện Biên Phủ, đoạn gần công viên Lê Nin, luôn xuất hiện một phụ nữ trên tay cầm quyển sổ ghi chép và lấy danh nghĩa là nhân viên của trung tâm từ thiện đi quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo, nhiễm chất độc da cam. Hễ thấy khách nước ngoài tới gần, cô gái nhanh chóng tiếp cận liến thoắng giới thiệu về chương trình từ thiện.[/size] |
[size=4]Phương Sơn (theo vnexpress)[/size]