[justify][size=large]Trên một diễn đàn khá nổi tiếng dành cho phụ nữ, câu hỏi “Mang thai uống bia, rượu có sao không?” của một thai phụ lần đầu nhận được đến vài chục phản hồi với nhiều ý kiến trái chiều. Người thì thẳng thắn khuyên can, người thì bảo “chút chút” không sao, người thậm chí còn ủng hộ vì cho rằng rượu thì không được chứ bia chẳng hại gì.[/size]
[size=large]Nhiều người cho rằng uống bia không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ mà còn là phương pháp dân gian rất hiệu quả giúp con họ sinh ra rất đẹp, khỏe mạnh. Có người còn cho rằng nếu siêu âm những tháng cuối thai kỳ thấy con quá to, dự đoán có thể khó sinh thì nên uống bia vào, em bé sẽ thon và dễ sinh hơn.[/size]
[size=large]Thế nhưng, câu trả lời của hầu hết các chuyên gia sản khoa là “không nên, dù chỉ một chút!”. Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, dù là rượu hay bia thì thai phụ cũng không được dùng, vì đó là những thức uống có cồn. Trước hết, cồn sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng của người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng. Bia không có nồng độ cồn cao như rượu nhưng vẫn có cồn, có gaz, mà các loại thức uống có gaz nói chung (như nước ngọt) thì thai phụ cũng được khuyến cáo không nên dùng. Các chất kích thích khác như trà, cà phê, thuốc lá… cũng cần hạn chế.[/size]
[size=large][/size]
[size=large]Cồn trong rượu, bia sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng của người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng. (ảnh minh họa)[/size]
[size=large]Cồn trong rượu, bia sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng của người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng. (ảnh minh họa)[/size]
[size=large]“Các quan niệm cho rằng uống bia để con trắng, sạch, da đẹp… hoàn toàn không có căn cứ khoa học nào, trong khi tác hại của thức uống có cồn lên thai nhi thì đã có nhiều nghiên cứu xác nhận” - BS Thông cảnh báo.[/size]
[size=large]Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ, thức uống có cồn mà người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai có liên quan đến một số dị tật về mặt hình thái cũng như khiếm khuyết vận động ở thai nhi. Tất nhiên, uống càng nhiều thì xác suất mắc dị tật càng cao, uống ít thì xác suất thấp hơn. Đối với bà mẹ đang cho con bú, việc dùng thức uống có cồn cũng gây hại cho trẻ vì một phần cồn có thể truyền qua sữa đi vào cơ thể bé, mà các hệ cơ quan của trẻ sơ sinh thường non yếu nên dễ bị tác động. Nhiều người mẹ nhận thấy khi uống bia, sữa có tăng lên. Thực chất, một số thành phần trong lúa mạch - loại ngũ cốc dùng để sản xuất bia - làm tăng một loại hormone kích thích sản xuất sữa nhưng lại ức chế một loại hormone khác giúp tiết sữa. Điều này khiến bé bú khó khăn hơn và người mẹ có nguy cơ mất sữa.[/size]
[size=large]Theo các chuyên gia sản khoa, một số phụ nữ trong thai kỳ thường thèm nhiều loại đồ ăn, thức uống nhưng nếu là bia rượu thì nên cố gắng kiêng cữ. Dù xác suất dị tật không cao nhưng đẩy con mình đối mặt với các nguy cơ chỉ vì chút bia rượu thì tốt nhất là không nên.[/size]
[/justify]
[size=large]Theo Anh Thư (Người Lao Động)[/size]