[justify][justify]Lũ bất hiếu[/justify][/justify]
[justify][justify]Cụ Nguyễn Thị Hữu (Thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) sinh được 5 người con: 3 gái, 2 trai. 2 người con trai của cụ thì một là liệt sĩ Phạm Văn Mẫn và người con trai còn lại là ông Phạm Văn Bốn. Sau khi chồng mất, cụ Hữu một tay nuôi dạy các con. Dù con đàn cháu đống nhưng sợ con cháu vất vả nên cụ Hữu vẫn ở riêng và sống đàng hoàng bằng nguồn trợ cấp của Nhà nước dành cho bà mẹ liệt sĩ và người cao tuổi.[/justify][/justify]
[justify][justify]Mấy năm trở lại đây, khi thấy lương của mẹ được tăng lên, ông Phạm Văn Bốn đã”tình nguyện” ở chung với cụ. Vì đã ở tuổi “gần đất xa trời’, cụ Hữu không còn minh mẫn, nhiều khi không ý thức được hành vi của mình nên đã không ít lần cụ Hữu bị chính những đứa con, đứa cháu của mình lăng mạ, ngược đãi.[/justify][/justify]
[justify][/justify]
Cụ Nguyễn Thị Hữu |
[justify][justify]Theo bà Cần, vì cụ Hữu đã cao tuổi, thường nhớ nhớ quên quên nên được ông Bốn và các cháu nhiều lần “dạy dỗ” bằng cách đánh đập, lăng mạ chỉ vì lý do đơn giản khi cụ đi vệ sinh không sạch sẽ. Gia đình ông Bốn nảy sinh “sáng kiến” là cho cụ ăn uống thiếu thốn và nhốt cụ vào trong nhà. Bà Cần và em gái là bà Phạm Thị Tín về thăm mẹ đã khóc nức nở khi chứng kiến cảnh đau xót đó.[/justify][/justify]
[justify][justify]Bà Cần và bà Tín nhiều lần khuyên bảo, nhắc nhở gia đình người em trai nhưng vợ chồng con cái ông Bốn không những không thay đổi mà còn có những hành động ngược đãi cụ Hữu. Bà con lối xóm khi chứng kiến cảnh cụ Hữu bị đối xử thậm tệ rất bất bình và cám cảnh cho cụ nhưng đều không dám can thiệp bởi theo lời bà Cần thì gia đình ông Bốn ở đó thuộc dạng “coi trời bằng vung”.[/justify][/justify]
[justify][/justify]
Gia đình ông Bốn khênh bà Cần quẳng ra đường. |
[justify][justify]Được hàng xóm báo tin mẹ bị đánh, em gái ông Bốn là bà Phạm Thị Tín ở gần đó hớt hải chạy đến thì thấy cụ Hữu co ro ngồi trong xó nhà, kinh hãi. Bà Tín đau xót vừa khóc vừa lau rửa cho mẹ và to tiếng với Thìn lập tức bị Thìn vác gậy dọa đánh, phải bỏ chạy tháo thân.[/justify][/justify]
[justify][justify]Lấy chiếc khăn tay chấm nước mắt bà Cần kể tiếp, ngày 16/8/2010, khi bà Cần cùng bà Tín đến thăm mẹ, dìu bà ra sân hóng gió. Thấy hai bác chưa “xin phép” mình mà dám đưa bà nội đi chơi, Thìn đã cầm điếu cày lao tới tấn công hai bác. Bà Cần và bà Tín bị đánh vào đầu, vào gáy, phải vào bệnh xá cấp cứu.[/justify][/justify]
[justify][/justify]
Vết thương trên cổ bà Cần |
[justify][justify]Kẻ ác cần bị nghiêm trị[/justify][/justify]
[justify][justify]Trao đổi với PV, ông Phạm Manh Long - Trưởng công an xã Hương Sơn (Mỹ Đức – Hà Nội) cho biết: Nhận được đơn tố cáo của bà Phạm Thị Tín và bà Phạm Thị Cần công an xã Hương Sơn lập tức triệu tập bà Cần, bà Tín và cha con ông Bốn lên làm rõ sự việc.[/justify][/justify]
[justify][justify]Tại trụ sở công an xã, Phạm Văn Thìn đã khai nhận tất cả những hành vi mà Thìn đã gây ra: Đánh đập cũ Hữu; hành hung và làm nhục bà Tín, bà Cần. Theo ông Long, tại địa phương những sự việc như thế này trước đây chưa từng xảy ra nên chính quyền xã sẽ khẩn trương giải quyết vụ việc một cách thấu đáo.[/justify][/justify]
[justify][justify]Được biết, hiện công an thành phố đã chỉ đạo công an huyện Mỹ Đức nhanh chống điều tra vụ việc và báo cáo kết quả. Công an xã Hương Sơn đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ chuyển lên công an huyện Mỹ Đức. Bên cạnh đó, các ban ngành của xã hội là Hội Phụ Nữ, MTTQ… đã có buổi làm việc với các bên liên quan, răn đe Phạm Văn Thìn, Phạm Văn Bốn không được tái diễn những hành vi đối xử bạc ác với cụ Nguyễn Thị Hữu.[/justify][/justify]