[size=2][size=3]"Ban đầu khi nghe tỉnh chọn hình ảnh mẹ tôi làm mẫu để xây dựng tượng đài, tôi xúc động lắm. Nhưng mà bây giờ xây tượng đài tốn nhiều tiền quá, nơi chín suối chắc mẹ tôi cũng không vui", mẹ anh hùng Lê Thị Trị tâm sự.[/size][/size]
[size=2]Quần thể tượng đài tượng trưng cho khoảng 50.000 mẹ VN anh hùng trong cả nước xây dựng tại Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ tại xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mẹ Thứ có 9 con ruột, một con rể và 2 cháu ngoại lần lượt hy sinh.[/size]
[size=2]Con gái mẹ Thứ là bà Lê Thị Trị (nay đã ngoài 80 tuổi) cũng được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu bà mẹ VN anh hùng vì có chồng và hai con gái là liệt sĩ. Nói về việc xây tượng đài tốn hàng trăm tỷ đồng, mẹ Trị bộc bạch: "Ban đầu khi nghe tỉnh chọn hình ảnh mẹ tôi làm mẫu để xây dựng tượng đài, tôi xúc động nhiều lắm. Nhưng mà bây giờ xây tượng đài tốn nhiều tiền quá, nơi chín suối chắc mẹ tôi cũng không vui gì đâu".[/size]
[size=2]Rồi mẹ Trị nói tiếp: "Có xây tượng đài thì cũng nên làm vừa sức thôi, đừng phung phí nhiều tiền mất đi ý nghĩa sâu xa của nó".[/size]
Mẹ VN anh hùng Võ Thị Khá đang được con gái là chị Trần Thị Khen chăm sóc. Ảnh: Trí Tín |
Ngồi trầm ngâm cho con gái chải mái đầu bạc trắng, mẹ Khá nói nhỏ nhẹ: "Làm tượng đài gì mà tốn kém nhiều thế, xây vừa tiền thôi, số còn lại nên dành để chăm sóc trẻ mồ côi, tàn tật, giúp các cháu nghèo đến trường thì có ích nhiều hơn. Nước mình còn nhiều địa phương nghèo khổ lắm".
Con gái của mẹ Khá là bà Trần Thị Khen cho biết, mấy năm trước Nhà nước định tặng nhà tình nghĩa nhưng mẹ từ chối, nhường cho mẹ VN anh hùng khác nghèo khổ hơn. Giờ đây may mắn là hài cốt cha và các anh đã được tìm thấy, chôn cất hương khói ở nghĩa trang liệt sĩ. "Thế là mẹ mãn nguyện rồi không mong gì hơn", mẹ Khá nghe kể chuyện, chép miệng.
[size=2]Các mẹ Việt Nam anh hùng cũng bày tỏ ước nguyện cuối đời thật giản dị,[/size] [size=2]chẳng hạn: mong hài cốt của chồng con sớm được quy tập, an táng ở nghĩa trang liệt sĩ quê nhà; muốn con cháu học hành đỗ đạt trở thành người có ích cho xã hội; hay sửa chữa lại mái nhà tình nghĩa "nắng rọi, mưa dột" cho cháu gái có nơi thờ phụng ông, bà, các chú là liệt sĩ.[/size]
[size=2]Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ lúc mẹ Trần Thị Phẩm tuổi còn trẻ, sau đó đứa con trai duy nhất cũng hy sinh, suốt gần 50 năm qua mẹ sống cô đơn ở huyện đảo Lý Sơn. Hàng ngày mẹ vẫn dè sẻn, tiếm kiệm chi tiêu từng đồng để giành tiền góp vào quỹ khuyến học giúp trẻ nghèo của xã có tiền mua sách, vở đến trường.[/size]
[size=2]Trong những năm tháng tuổi già, mẹ ước mong hài cốt của con trai được đưa từ huyện Sơn Tịnh quy tập về nghĩa trang liệt sĩ của huyện đảo để hương khói. "Xây tượng đài cho mẹ làm chi, các chú hãy giành tiền giúp tụi nhỏ ở vùng sâu, vùng xa đến trường thì tốt hơn", mẹ Phẩm nói.[/size]
[size=2]Còn mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thư quê ở xã An Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, đang sống quê chồng ở Quảng Ngãi cho rằng: "Nếu Nhà nước làm tượng đài tri ân các mẹ thì xây nho nhỏ thôi, nên dành tiền để chăm sóc, phụng dưỡng các mẹ sống neo đơn trong tuổi già". Suốt mấy chục năm qua, mẹ Thư côi cút một mình giữa TP Quảng Ngãi, chồng chết sớm, con trai duy nhất hy sinh vào năm 1968. Mẹ Thư ao ước, khi nhắm mắt lìa đời mẹ được đưa về gần con ở nghĩa trang liệt sĩ xã An Nghĩa, huyện Hoài Ân, quê nhà.[/size]
Mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thư quê ở xã An Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, đang sống ở Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín |
[size=2]Trao đồi với VnExpress.net chiều nay, ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, 411,2 tỷ đồng là con số dự toán về công trình tỉnh đang kiến nghị Trung ương xem xét quyết định, hỗ trợ đầu tư.[/size]
[size=2]"Trung ương hỗ trợ bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, số còn lại tỉnh tiếp tục kêu gọi các Bộ ngành, cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong cả nước cùng chung tay góp sức; đây là công trình văn hóa cấp quốc gia chứ không riêng gì của tỉnh Quảng Nam", ông Thu nhấn mạnh.[/size]
[size=2]Quần thể tượng đài bà mẹ VN anh hùng ban đầu Quảng Nam dự định chỉ xây quy mô cấp tỉnh với kinh phí 55 tỷ. Sau đó, tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh vốn lên 81 tỷ đồng, trong đó trung ương cấp 50 tỷ, tỉnh chi 20 tỷ và nguồn đóng góp từ các đoàn thể, tổ chức xã hội là 11 tỷ đồng.[/size]
[size=2]Tháng 11/2007, Thủ tướng đồng ý đưa dự án vào danh sách công trình văn hóa cấp quốc gia và yêu cầu tỉnh Quảng Nam xem xét tính toán lại tổng mức đầu tư cho phù hợp với quy mô. Đầu năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh tính toán lại tổng mức đầu tư để phù hợp với quy mô mới. Sau đó Quảng Nam đã điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư lên 411,2 tỷ đồng.
[/size]
[size=2]
[/size]