MercedesBenz-300-SLR-1_0c7c7.jpg"/>
[size=2] - Mercedes-Benz SLR McLaren mà một trong những cái tên mang tính biểu tượng nhất trong làng ôtô thương mại và xe đua thế giới.[/size]Quá khứ huy hoàng
Từ “mũi tên bạc” Silver Arrow đến Mille Miglia, từ tay đua Juan Manual Fangio đến Stirling Moss, từ đội Mercedes GP đến McLaren, SLR đều là hiện thân cho tất cả.
Lịch sử của huyền thoại Mercedes-Benz SLR McLaren khởi đầu từ những năm '50 của thế kỷ trước. Đây là thời kỳ đánh dấu những gì đen tối và rực rỡ nhất của làng đua xe với Mercedes-Benz. Kể từ khi “ông tổ” của SLR McLaren xuất hiện, Mercedes-Benz đã tham gia xuyên suốt lịch sử làng đua xe thế giới.
Ở thời kỳ đỉnh cao thành công của Mercedes-Benz, “mũi tên bạc” Silberpfeilen luôn thống trị các giải đua Công thức 1 và hầu hết những sự kiện có tham gia. Đó là thời kỳ Mercedes-Benz phát triển thành công mẫu xe mang tính biểu tượng, 300 SLR. Tên của xe khi đó được lấy từ chữ cái đầu tiên trong cụm Sport (thể thao), Light (nhẹ) và Racing(đua). Mẫu SLR đầu tiên được gắn với cái tên W196S nhưng bộ phận tiếp thị của Mercedes-Benz không hài lòng. Đó là lúc cái tên 300 SLR xuất hiện. Tuy nhiên, tên của xe không cho thấy sự liên kết với 300 SL Gullwing danh tiếng vào thời điểm đó.
Mercedes-Benz 300 SLR được xây dựng dựa trên W196 do hai tay đua Juan Manual Fangio và Stirling Moss lái trong giải Công thức 1 năm 1954-1955. Khi đó, W196 là mẫu xe nhanh và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất trên đường đua. Ngoài ra, W196 cũng là mẫu xe gặt hái nhiều thành công nhất trên đường đua khi đã giành 9 chiến thắng trong tổng số 12 giải tham gia. Mercedes-Benz 300 SLR được phát triển và sử dụng trong mùa giải vô địch đua xe thế giới năm 1955. Sau đó, xe đã tranh tài tại hầu hết các cuộc đua và những sự kiện quan trọng của Mercedes-Benz trong thời kỳ đó. Nhờ 300 SLR, hãng Mercedes-Benz đã thu về không ít danh hiệu cao quý.
Chiến thắng quan trọng nhất gắn liền với 300 SLR chính là thành tích tại giải Mille Miglia trên đường đua dài 1.600 km. Stirling Moss và Denis Jenkinson đã bước vào cuộc đua với chiếc xe mang số 722 danh tiếng đến tận ngày nay. Đây là con số được ra đời dựa trên thời điểm cuộc đua bắt đầu, 7h22. Tay đua người Anh và đồng đội của ông đã hoàn thành quãng đường 1.000 dặm với tốc độ kỷ lục. Thậm chí, họ còn phá vỡ kỷ lục tốc độ trung bình vào thời điểm đó với thành tích lên tới 157,65 km/h. Stirling Moss khẳng định, 300 SLR chính là mẫu xe thể thao tốt nhất từng được sản xuất và “một cỗ máy kỳ diệu” vào thời điểm đó.
Đáng tiếc, chuỗi chiến thắng của Mercedes-Benz đã bị gián đoạn vì vụ tại nạn khủng khiếp tại Le Mans. Theo ấn bản mà ban tổ chức cuộc đua sức bền công bố năm 1955, Pierre Levegh cùng với chiếc 300 SLR đã lao thẳng vào đám đông khán giả khiến tay đua và hơn 80 người khác thiệt mạng. Sau thảm kịch đó, hãng Mercedes-Benz đã tạm thời rút khỏi mọi cuộc đua. Đến khi trở lại, Mercedes-Benz khá chật vật trên con đường trở lại bục vinh quang. Phải gần 4 thập kỷ sau, hãng xe nước Đức mới lại biết đến mùi vị chiến thắng.
Người đã có công chế tạo W196 và 300 SLR khi đó là trưởng bộ phận thể thao của Mercedes-Benz, ông Rudolf Uhlenhaut. Ông muốn tạo ra phiên bản thương mại của mẫu xe đua 300 SLR, kết hợp với phong cách 300 SL Gullwing. Ý tưởng của Rudolf Uhlenhaut là khai sinh một mẫu xe thể thao có thể sử dụng hàng ngày, thử nghiệm và tham gia các giải đua trong mùa giải mới. Cuối cùng, họ đưa sản phẩm mới mang tên 300 SLR Uhlenhaut Coupe lên dây chuyền sản xuất. Đây là mẫu xe thương mại nhanh nhất thế giới vào thời điểm đó. Sau thảm kịch tại Le Mans năm 1955, Mercedes-Benz 300 SLR đã trở nên cũ kỹ, cộng thêm danh tiếng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là lý do khiến 300 SLR Uhlenhaut Coupe không thực sự thu hút sự chú ý khi xuất hiện. Chỉ đến khi Rudolf Uhlenhaut sử dụng 300 SLR Uhlenhaut Coupe để đi từ Stuttgart tới Munich với quãng đường 220 km trong khoảng thời gian hơn 1 giờ đồng hồ, tân binh nhà Mercedes-Benz mới trở thành tâm điểm.
Nhiều năm sau tai nạn tại Le Mans, Mercedes-Benz đã trở lại giải đua Công thức 1 với vai trò nhà cung cấp động cơ cho đội Sauber vào năm 1993. Đến năm 1995, Mercedes-Benz lại kết hợp với McLaren để tiếp tục tranh tài trên đường đua. Bản thân McLaren cũng có một lịch sử đua khá thăng trầm, đặc biệt là trong thập niên '80 của thế kỷ trước. Do đó, Mercedes-Benz và McLaren đã bắt tay nhau để cùng trở lại vị trí đỉnh cao. Những nỗ lực của cả hai đã được đền đáp xứng đáng khi họ giành chiến thắng trong mùa giải 1998 và 1999 với tay đua Mika Hakkinen. Chẳng bao lâu sau, tập đoàn mẹ Daimler của Mercedes-Benz đã quyết định mua cổ phần của McLaren và mối quan hệ giữa hai hãng trở nên khăng khít hơn.
Sự kết hợp giữa một \"gã khổng lồ\" trong ngành công nghiệp ôtô và hãng xe thể thao nổi tiếng ngay lập tức cho \"trái ngọt\" khi Mercedes-Benz SLR McLaren Concept được giới thiệu vào năm 1999. Tên của xe chính là dấu hiệu ám chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa Mercedes-Benz và McLaren đồng thời vinh danh huyền thoại 300 SLR. Siêu xe hai chỗ mới của Mercedes-Benz được phát triển trên bộ khung gầm mang tên R129 của SL-Class. Thiết kế của SLR McLaren là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự sang trọng, tiện nghi, độ tin cậy và tính năng cao. 4 năm sau đó, Mercedes-Benz giới thiệu bản mui trần của SLR McLaren mang tên Vision SLR Roadster.
Kể từ đó, cái tên Mercedes-Benz SLR McLaren đã chính thức được cả thế giới biết đến. Xe được sản xuất vào năm 2003 tại Trung tâm Công nghệ McLaren đặt ở Woking, Anh. Hơn 500 chiếc SLR McLaren đã đến tay khách hàng trong năm đầu tiên xuất xưởng.
Những hình ảnh khác của gia đình SLR:
Từ “mũi tên bạc” Silver Arrow đến Mille Miglia, từ tay đua Juan Manual Fangio đến Stirling Moss, từ đội Mercedes GP đến McLaren, SLR đều là hiện thân cho tất cả.
SLR McLaren là một trong những siêu xe danh tiếng nhất thế giới.
Lịch sử của huyền thoại Mercedes-Benz SLR McLaren khởi đầu từ những năm '50 của thế kỷ trước. Đây là thời kỳ đánh dấu những gì đen tối và rực rỡ nhất của làng đua xe với Mercedes-Benz. Kể từ khi “ông tổ” của SLR McLaren xuất hiện, Mercedes-Benz đã tham gia xuyên suốt lịch sử làng đua xe thế giới.
Ở thời kỳ đỉnh cao thành công của Mercedes-Benz, “mũi tên bạc” Silberpfeilen luôn thống trị các giải đua Công thức 1 và hầu hết những sự kiện có tham gia. Đó là thời kỳ Mercedes-Benz phát triển thành công mẫu xe mang tính biểu tượng, 300 SLR. Tên của xe khi đó được lấy từ chữ cái đầu tiên trong cụm Sport (thể thao), Light (nhẹ) và Racing(đua). Mẫu SLR đầu tiên được gắn với cái tên W196S nhưng bộ phận tiếp thị của Mercedes-Benz không hài lòng. Đó là lúc cái tên 300 SLR xuất hiện. Tuy nhiên, tên của xe không cho thấy sự liên kết với 300 SL Gullwing danh tiếng vào thời điểm đó.
Mercedes-Benz 300 SL Gullwing.
Mercedes-Benz 300 SLR được xây dựng dựa trên W196 do hai tay đua Juan Manual Fangio và Stirling Moss lái trong giải Công thức 1 năm 1954-1955. Khi đó, W196 là mẫu xe nhanh và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất trên đường đua. Ngoài ra, W196 cũng là mẫu xe gặt hái nhiều thành công nhất trên đường đua khi đã giành 9 chiến thắng trong tổng số 12 giải tham gia. Mercedes-Benz 300 SLR được phát triển và sử dụng trong mùa giải vô địch đua xe thế giới năm 1955. Sau đó, xe đã tranh tài tại hầu hết các cuộc đua và những sự kiện quan trọng của Mercedes-Benz trong thời kỳ đó. Nhờ 300 SLR, hãng Mercedes-Benz đã thu về không ít danh hiệu cao quý.
Chiến thắng quan trọng nhất gắn liền với 300 SLR chính là thành tích tại giải Mille Miglia trên đường đua dài 1.600 km. Stirling Moss và Denis Jenkinson đã bước vào cuộc đua với chiếc xe mang số 722 danh tiếng đến tận ngày nay. Đây là con số được ra đời dựa trên thời điểm cuộc đua bắt đầu, 7h22. Tay đua người Anh và đồng đội của ông đã hoàn thành quãng đường 1.000 dặm với tốc độ kỷ lục. Thậm chí, họ còn phá vỡ kỷ lục tốc độ trung bình vào thời điểm đó với thành tích lên tới 157,65 km/h. Stirling Moss khẳng định, 300 SLR chính là mẫu xe thể thao tốt nhất từng được sản xuất và “một cỗ máy kỳ diệu” vào thời điểm đó.
Chiếc 300 SLR cùng với hai tay đua Stirling Moss và Denis Jenkinson.
Đáng tiếc, chuỗi chiến thắng của Mercedes-Benz đã bị gián đoạn vì vụ tại nạn khủng khiếp tại Le Mans. Theo ấn bản mà ban tổ chức cuộc đua sức bền công bố năm 1955, Pierre Levegh cùng với chiếc 300 SLR đã lao thẳng vào đám đông khán giả khiến tay đua và hơn 80 người khác thiệt mạng. Sau thảm kịch đó, hãng Mercedes-Benz đã tạm thời rút khỏi mọi cuộc đua. Đến khi trở lại, Mercedes-Benz khá chật vật trên con đường trở lại bục vinh quang. Phải gần 4 thập kỷ sau, hãng xe nước Đức mới lại biết đến mùi vị chiến thắng.
Người đã có công chế tạo W196 và 300 SLR khi đó là trưởng bộ phận thể thao của Mercedes-Benz, ông Rudolf Uhlenhaut. Ông muốn tạo ra phiên bản thương mại của mẫu xe đua 300 SLR, kết hợp với phong cách 300 SL Gullwing. Ý tưởng của Rudolf Uhlenhaut là khai sinh một mẫu xe thể thao có thể sử dụng hàng ngày, thử nghiệm và tham gia các giải đua trong mùa giải mới. Cuối cùng, họ đưa sản phẩm mới mang tên 300 SLR Uhlenhaut Coupe lên dây chuyền sản xuất. Đây là mẫu xe thương mại nhanh nhất thế giới vào thời điểm đó. Sau thảm kịch tại Le Mans năm 1955, Mercedes-Benz 300 SLR đã trở nên cũ kỹ, cộng thêm danh tiếng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là lý do khiến 300 SLR Uhlenhaut Coupe không thực sự thu hút sự chú ý khi xuất hiện. Chỉ đến khi Rudolf Uhlenhaut sử dụng 300 SLR Uhlenhaut Coupe để đi từ Stuttgart tới Munich với quãng đường 220 km trong khoảng thời gian hơn 1 giờ đồng hồ, tân binh nhà Mercedes-Benz mới trở thành tâm điểm.
Nhiều năm sau tai nạn tại Le Mans, Mercedes-Benz đã trở lại giải đua Công thức 1 với vai trò nhà cung cấp động cơ cho đội Sauber vào năm 1993. Đến năm 1995, Mercedes-Benz lại kết hợp với McLaren để tiếp tục tranh tài trên đường đua. Bản thân McLaren cũng có một lịch sử đua khá thăng trầm, đặc biệt là trong thập niên '80 của thế kỷ trước. Do đó, Mercedes-Benz và McLaren đã bắt tay nhau để cùng trở lại vị trí đỉnh cao. Những nỗ lực của cả hai đã được đền đáp xứng đáng khi họ giành chiến thắng trong mùa giải 1998 và 1999 với tay đua Mika Hakkinen. Chẳng bao lâu sau, tập đoàn mẹ Daimler của Mercedes-Benz đã quyết định mua cổ phần của McLaren và mối quan hệ giữa hai hãng trở nên khăng khít hơn.
Sự kết hợp giữa một \"gã khổng lồ\" trong ngành công nghiệp ôtô và hãng xe thể thao nổi tiếng ngay lập tức cho \"trái ngọt\" khi Mercedes-Benz SLR McLaren Concept được giới thiệu vào năm 1999. Tên của xe chính là dấu hiệu ám chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa Mercedes-Benz và McLaren đồng thời vinh danh huyền thoại 300 SLR. Siêu xe hai chỗ mới của Mercedes-Benz được phát triển trên bộ khung gầm mang tên R129 của SL-Class. Thiết kế của SLR McLaren là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự sang trọng, tiện nghi, độ tin cậy và tính năng cao. 4 năm sau đó, Mercedes-Benz giới thiệu bản mui trần của SLR McLaren mang tên Vision SLR Roadster.
Kể từ đó, cái tên Mercedes-Benz SLR McLaren đã chính thức được cả thế giới biết đến. Xe được sản xuất vào năm 2003 tại Trung tâm Công nghệ McLaren đặt ở Woking, Anh. Hơn 500 chiếc SLR McLaren đã đến tay khách hàng trong năm đầu tiên xuất xưởng.
Những hình ảnh khác của gia đình SLR:
Tổng hợp