Ngày 6/3/1985, Mike Tyson chính thức bước chân vào làng quyền anh chuyên nghiệp. 18 tuổi, Tyson đánh dấu sự nghiệp bằng trận thắng knock-out ấn tượng trước Hector Mercedes ở ngay hiệp đấu thứ nhất. Trên thực tế, trận đấu đó chưa thể giúp tay đấm này trở thành tâm điểm của sự chú ý. Nhưng sau một năm thi đấu, Mike Tyson đã được đặt cho biệt danh “Người sắt”. Báo chí mô tả phong cách thi đấu của Tyson chẳng khác nào con thú hoang với những cú đấm liên tiếp, đa dạng từ mọi hướng bằng cả 2 tay khiến đối thủ chỉ biết chống đỡ một cách thụ động. Người sắt toàn thắng cả 28 trận đấu. Đặc biệt hơn, 26 trong số đó thắng bằng knock-out và 16 trận kết thúc ngay trong hiệp 1.
Năm 1985 đánh dấu cột mốc Tyson tạo nên tên tuổi trong làng quyền anh thế giới, song đó cũng là năm anh phải đón nhận sự mất mát lớn. Ngày 4/11/1985, người thày, người cha và cũng là người bạn của Mike Tyson, D’Amato qua đời vì căn bệnh viêm phổi. Sự ra đi của ông khiến Mike Tyson suy sụp. Những Người sắt quyết không phụ lòng thày, nỗ lực tập luyện cùng với Kevin Rooney, HLV thay thế D’Amato, để chinh phục mọi sàn đấu.
Ngày 22/11/1986, Mike Tyson đã vượt qua Patterson trở thành nhà vô địch trẻ nhất trong lịch sử (20 tuổi 4 tháng) của tổ chức WBC (hội đồng quyền anh thế giới) sau khi hạ knock-out Trevor Birbick ở hiệp 2.
Những chiến thắng cứ thế nối tiếp nhau cho dù đối thủ của Mike Tyson là ai. Tyrell Biggs, nhà vô địch hạng siêu nặng Olympic 1984 cũng là bại tướng dưới tay Người sắt chỉ sau 7 hiệp đấu; cựu vô địch huyền thoại Larry Holmes thậm chí còn không thể đứng dậy sau 4 hiệp. Ở tuổi 21, Mike Tyson đã sở hữu đai vô địch của cả 3 danh hiệu quan trọng nhất: WBC, WBA và IBF.
Bên cạnh sự thành công, những rắc rối bên ngoài sàn đấu cũng bắt đầu xuất hiện. Cuộc ly hôn với Robin Givens đánh dấu một giai đoạn suy thoái trong sự nghiệp Mike Tyson. Sau những thành công vang dội, anh ký hợp đồng và trở thành cỗ máy kiếm tiền của hai ông bầu Don King và Bill Cayton. Cuối năm 1988, Tyson chia tay với người quản lý Bill Cayton và sa thải HLV lâu năm Kevin Rooney, người đã cùng anh mài giũa kỹ chiến thuật sau khi D’Amato qua đời.
Sau sự ra đi của Rooney, nhiều người cho rằng Tyson bắt đầu xao nhãng tập luyện, trong khi thi đấu ít sử dụng những cú đấm thẳng hơn, thay vào đó là vài đòn bẩn trong quyền anh như áp sát ghì đầu đối phương xuống rồi sử dụng những đòn đấm móc; ngay cả phong cách cũng chuyển sang đánh kiểu Peek-a-Boo. Tuy nhiên, Mike Tyson đã lên tiếng khẳng định anh không hề từ bỏ phong cách đã đưa mình trở thành nhà vô địch thế giới.
Cú đấm hạ knock-out Tyson của Douglas
Năm 1989, Mike Tyson chỉ có 2 trận đấu trong bối cảnh đang gặp phải cuộc khủng hoảng cá nhân. Tyson chạm trán với Frank Bruno vào tháng 2. Trong hiệp 1, Bruno đã khiến Tyson phải chờ trọng tài đếm. Nhưng sau đó Người sắt đã trở lại và hạ knock-out Bruno trong hiệp 5. Vào tháng 7, anh cũng hạ đo ván Carl Williams ngay trong hiệp.
Đến năm 1990, Mike Tyson gần như mất phương hướng hoàn toàn. Những người trong đội của Tyson cho biết anh gần như chẳng tập luyện gì cho trận thượng đài với Buster Douglas. Ngày 11/2/1990, Mike Tyson bị Douglas hạ knock-out, trận đấu đầu tiên Tyson bị đo ván. Chiến thắng của Douglas lúc bấy giờ được mô tả như một trong những bất ngờ gây sốc nhất lịch sử thể thao hiện đại.
[size=7]Mike Tyson: Tuổi thơ dữ dội[/size]
Tuổi thơ của Mike Tyson gắn liền với nghèo khó và những cuộc ẩu đả trên đường phố.
[justify]Michael Gerard “Mike” Tyson sinh ra trong một gia đình da đen nghèo khó tại khu phố lao động ở Brooklyn (New York, Mỹ) vào ngày 30/6/1966. Tuổi thơ của Tyson gắn liền với những năm tháng đầy bất hạnh. Jimmy Kirkpatrick, bố của Mike Tyson, không có nghề nghiệp ổn định, suốt ngày chúi múi vào cờ bạc, rượu chè. Đến năm 1968, Kirkpatrick đã bỏ nhà ra đi, để lại người vợ và 3 đứa con nhỏ, khi ấy Tyson mới 2 tuổi. Khó khăn về tài chính khiến gia đình Tyson phải chuyển đến sống tại Brownsville, Brooklyn, nơi tệ nạn xã hội tràn lan khắp ngõ phố.[/justify]
Tuổi thơ của Tyson khá bất hạnh
Thuở nhỏ, Mike Tyson khá nhỏ con và nhút nhát nên thường bị đám trẻ ở đó ức hiếp. Sự ức chế về tâm lý đã khiến con người tay đấm huyền thoại này thay đổi, ngày càng trở nên lầm lì. Bị đánh mãi, Tyson cũng học được cách chiến đấu theo kiểu đường phố và bắt đầu dính dáng vào những vụ ẩu đả nổi đình nổi đám. Tyson gần như chẳng biết sợ hãi là gì, “máu điên” chảy trong người khiến cậu sẵn sàng lao vào đánh nhau với những đối thủ to lớn hơn mình và phần thắng luôn thuộc về Tyson. Mới 13 tuổi, Mike Tyson đã bị cảnh sắt bắt 38 lần.
Vì quá ngổ ngáo, Tyson bị đưa đến trường giáo dưỡng Tryon, ngoại ô New York. Ở đó, Tyson kết thân với người quản giáo có tên Bob Stewart, cũng là một tay đấm nghiệp dư có hạng. Biết được điều này, Mike Tyson liền nhờ Stewart chỉ bảo nhưng người quản giáo đã từ chối. Và để nhận được sự đồng ý, Tyson đã hứa không gây rối trong trại và chăm chỉ học tập. Và cứ thế, cậu miệt mài tìm hiểu và tập luyện boxing. Sau lệnh giới nghiêm, Tyson bắt đầu tập đấm trong bóng tối.
Bob Stewart, người thày đầu tiên của Mike Tyson
Đến năm 1980, Stewart chẳng còn gì để truyền dạy cho Mike Tyson nên ông đã giới thiệu cậu cho một tay đấm huyền thoại Cus D’Amato. D’Amato có tiếng trong giới về khoản đào tạo những tay đấm có tiềm năng. Ông cũng là HLV của một vài võ sĩ quyền anh có hạng lúc bấy giờ như Floyd Patterson và Jose Torres.
Ngay trong lần đầu gặp Tyson, D’Amato đã nhận ra năng khiếu trời cho và một tương lai đầy hứa hẹn của chàng trai da đen này. Ông nói với Tyson: “Nếu lắng nghe những lời tôi nói, có lẽ cậu sẽ trở thành nhà vô địch thế giới một ngày không xa.” Và Mike Tyson đã đồng ý bái sư D’Amato.
D'Amato nhận ra sự khác biệt trong Tyson ngay lần đầu gặp mặt
Ông đã giúp Mike Tyson bước đầu trở thành huyền thoại của làng quyền anh thế giới
Dưới sự bảo hộ của D’Amato, Tyson được rời trường giáo dưỡng khi được 14 tuổi, từ đó toàn bộ thời gian của cậu đều dành cho quyền anh. Với kinh nghiệm của mình, D’Amato đã lên một thời khóa biểu cực kỳ khắc nghiệt cho Tyson. Thi thoảng, ông lại đưa Tyson tham gia một vài trận đấu nghiệp dư, thậm chí các trận đấu không hợp pháp để cho chàng trai trẻ biết cách làm sao để đấu lại mọi loại đối thủ.
Khi Tyson bắt đầu cảm thấy cuộc sống dần tốt đẹp hơn, cậu lại phải đón nhận hung tin. Mẹ Tyson mất vì căn bệnh ung thư khi cậu mới 16 tuổi. Nhưng điều đó không thể làm Mike Tyson bỏ dở giấc mơ trở thành võ sĩ quyền anh số 1 thế giới. Cùng với năm mẹ mất, 1982, Mike Tyson đã giành được HCV Olympic dành cho lứa tuổi trẻ. Và 2 năm sau, anh được gọi vào ĐT Mỹ tham dự Olympic 1984 ở nội dung quyền anh hạng nặng. Anh đã để thua Henry Tillman, tay đấm giành HCV năm đó.
Dù thất bại, nhưng D’Amato quyết định đây là thời điểm để Mike Tyson bước sang con đường thi đấu chuyên nghiệp.