Các nhà khoa học không phải lúc nào cũng đúng và đôi lúc còn mắc sai làm nữa đấy teen ạ!
1. Giả kim thuật (Biến chì thành vàng)
Giả kim thuật chính là tiền thân của môn hóa học cận đại. Mục đích của giả kim thuật thời bấy giờ nghe có vẻ “điên điên” khi các nhà giả kim ngày đêm nghiên cứu ra phương pháp biến chì thành vàng khối.Việc đánh giá này không được khách quan khi chúng ta đứng ở vị trí thời đại công nghệ cao hơn thời cổ đại hay Trung cổ mà soi xét.
Cứ tưởng tượng việc bạn không biết gì về các nguyên tố, nguyên tử hay bảng tuần hoàn, tất cả những gì bạn biết là nhìn thấy những phản ứng hóa học rất “ấn tượng”: vật chất thay đổi màu sắc, tia lửa, phát nổ, bay hơi, nở ra, co lại hay có mùi lạ. Tất cả những điều trên, không lý gì mà không khiến các nhà giả kim thời đó “mơ” về việc “phù phép” một khối kim loại sần sùi, thô kệch sang một khối vàng sáng bóng, nguyên chất. Tham vọng hơn nữa, họ còn mong muốn “chế” ra một loại “thần dược” có khả năng “cải lão hoàn sinh”, giúp cho con người vừa trường sinh bất tử vừa có tiền bạc và quyền lực bao quanh.
Nhưng thực tế, cho đến nay chưa ai có khả năng “phù phép” siêu phàm đến thế.
2. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ
Thời nay thì ai cũng công nhận là vật nặng rơi chậm hơn vật nhẹ. Ai cũng có thể dễ dàng “thông cảm” cho Aristotle (384 - 322 trước Công nguyên), một triết gia, bác học thời Hy Lạp cổ đại) với quan điểm "Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, càng nặng rơi càng nhanh”, bởi phải trải qua những định kiến xã hội, những nghiên cứu, tìm tòi khoa học thì các nhà khoa học và bác học như Galileo Galilei (1564 - 1642), một Nhà thiên văn học, vật lý học người Ý đến Nhà vật lý, nhà toán học người Anh là Isaac Newton (1643 - 1727) và Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức Albert Einstein (1879 - 1955) mới có đủ thời gian, trí lực và cơ sở để chứng minh cho quan điểm của Aristotle là sai.
Họ là những nhà khoa học bậc thầy mà tên tuổi của họ gắn với Tháp nghiêng Pisa, với trái táo vô tình rơi để rồi ra đời Lý thuyết vạn vật hấp dẫn nổi tiếng hay Thuyết tương đối hẹp của Einstein, củng cố lại quan điểm của Einstein mấy trăm năm sau.
3. Thuyết nhiên tố và vật chất cháy (Phlogiston)
Thuyết nhiên tố và vật chất cháy (Phlogiston) là một lý thuyết khoa học đã lỗi thời, được Johann Joachim Becher đưa ra lần đầu tiên năm 1667, nhằm bổ sung thêm vào danh sách các nguyên tố: đất, nước, khí và lửa. Becher cho rằng mọi vật chất trên đời có thể cháy được đều có chứa phlogiston, một dạng chất không màu, không vị, vô trọng lượng và có khả năng giải phóng trong quá trình bị đốt cháy (nghĩa là vật chất sau khi bị đốt cháy, trọng lượng có thể giảm đi hoặc giữ nguyên).
Lý thuyết này đã bị nhiều thực nghiệm khoa học bác bỏ và chứng minh được tính “sai” của nó. Dẫu vậy, nhờ có Thuyết nhiên tố mà các nhà khoa học có đáp án cho các vấn đề như: Tại sao vật chất bị đốt cháy? Tại sao oxi lại cần cho sự cháy? Tại sao con người lại phải hít thở?… Và mối quan hệ giữa sự cháy và sự trao đổi chất là tiền đề giải thích cho sự trao đổi chất ở sinh vật nhằm duy trì sự sống ngày nay.
4. Thời tiết tuân theo công việc đồng áng
Lạ một điều, lý thuyết hoàn toàn sai lầm này lại khá phổ biến ở khu vực bắc Mỹ và Australia. Ai cũng biết rằng cấy cày và công việc đồng áng không bao giờ và không thể nào “mang” mưa về cho đất, chỉ có thời tiết và quy luật tự nhiên là có “khả năng” ấy.
Không đâu xa, ngay tại những khu vực khô hạn nhất ở miền Tây nước Mỹ như các tiểu bang Utah, Texas hay Nevada trung bình một năm các tiểu bang này phải chịu những đợt nắng nóng, khô hạn liên tục, trung bình một năm, những nơi này chỉ có 30 đến 40 ngày trời có mưa.“Nắng mưa là việc của trời”, câu nói này quả không sai bao giờ.
5. Trái Đất có tuổi thọ chỉ 6000 năm
Thời xưa, Kinh Thánh được xem là bộ sách “tri thức khoa học” thực sự, nhưng đó là câu chuyện của ngày xưa.Quay trở lại với tuổi thọ hành tinh của chúng ta, vào thế kỷ 17, một học giả thời bấy giờ “săm soi” rất kỹ cuốn Thánh Kinh và đi đến kết luận, vạn vật hình thành từ khoảng năm 4004 trước Công nguyên. Đến thế kỷ 18, ở phương Tây, những nhà địa chất học từng đọc Thánh Kinh chợt nhận ra một điều, Trái Đất của chúng ta sẽ liên tục chuyển dịch, thay đổi và chỉ tồn tại lâu nhất là 6000 năm.
Phải đến thế kỷ 19, khi khoa học phát triển nở rộ cùng với Thuyết Tiến hóa của Darwin, các nhà địa chất học khám phá và công nhận rằng Trái Đất có chuyển dịch, có thay đổi nhưng quá trình này xảy ra chậm hơn và Trái Đất lại “có cơ hội” tồn tại lâu hơn con số 6000 năm kia. Thực tế thì, các nhà khoa học ở thế kỷ 20, nhờ phương pháp định tuổi bằng đồng vi phóng xạ đã kết luận “tuổi thọ” của Trái Đất là 4,5 tỷ năm! Yên tâm rồi nhé!
6. Nguyên tử là hạt bé nhất vũ trụ
Khoa học thời xưa dễ dàng chấp nhận quan điểm rằng nguyên tử là hạt vật chất bé nhất trong muôn vàn dạng chất tồn tại xung quanh con người hơn bất kỳ quan điểm nào khác (Khái niệm nguyên tử được Triết gia Hy Lạp cổ đại Democritus đưa ra từ khoảng năm 450 trước Công nguyên).
Điều này cũng dễ hiểu, bởi mãi cho đến những năm đầu thế kỷ 20, các nhà vật lý học như J.J. Thompson (người Anh), Ernest Rutherford (New Zealand), James Chadwick (Anh) và Neils Bohr (Đan Mạch) mới có khả năng phát hiện và nêu tên các loại hạt vật lý sơ cấp hay còn gọi là các hạt hạ nguyên tử với cấu trúc nhỏ hơn nguyên tử nhiều, bao gồm: proton, neutron và electron. Các hạt này đều là những hạt cấu thành nên nguyên tử, trong đó, proton và neutron được tạo ra bởi các hạt sơ cấp gọi là quark. Không thể biết các nhà khoa học ngày nay có “chịu” dừng chân việc khám phá tiếp loại “hạt” nhỏ hơn proton, neutron hay electron nữa không!
7. DNA không quan trọng
DNA được phát hiện năm 1869 nhưng dường như “vai trò” của chúng không được phát huy hết thời đó. Ngay cả khi những thực nghiệm khoa học trong những năm giữa thế kỷ 20 cung cấp bằng chứng DNA là một vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử, tham gia quyết định các tính trạng thì rất nhiều các nhà khoa học “tảng lờ” nó đi, xem nó đơn giản chỉ là một phân tử mang quá nhiều thông tin và khăng khăng khẳng định, chính protein, chứ không phải AND, là chìa khóa của sự di truyền.
Mãi đến năm 1953, Nhà sinh vật học phân tử người Mỹ James D. Watson (1928) cùng với Francis Crick (1916 – 2004) – Nhà sinh vật học, vật lý học phân tử người Anh mang đến cho giới khoa học một phát hiện mới trong công trình đồng phát hiện ra cấu trúc phân tử DNA thì giới các nhà sinh học mới bắt tay vào việc tìm hiểu vai trò và chức năng to lớn của một phân tử một thời từng bị cho là đơn giản và bình thường này.
8. Phẫu thuật không cần sát trùng
Không phải lúc nào môi trường trong các ca phẫu thuật cũng là vô trùng!
Vào cuối những năm của thế kỷ 19, các bác sĩ thời bấy giờ thấy việc phải rửa tay trước khi cầm con dao mổ là điều thực sự không quan trọng. Kết quả là: bệnh nhân bị nhiễm trùng, hoại tử và cái chết là điều không gây bất ngờ. Lý do họ giải thích là: không khí bụi bẩn là môi trường tuyệt vời cho bệnh dịch lây lan, và mọi bệnh tật đều bắt nguồn từ sự mất cân bằng của 4 loại dịch trong cơ thể là: máu, đờm, mật vàng và mật đen. Thật phi khoa học.
“Thuyết nhiễm trùng” may mắn được nhà khoa học nổi tiếng người Pháp Louis Pasteur (1822 - 1895) nghiên cứu và phát triển trong những năm 1860, khẳng định rằng các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật là do các vi sinh vật gây nên, thì mọi người mới bắt đầu nghe theo. Nhưng bác sĩ phẫu thuật người Anh Joseph Lister khẳng định, chính môi trường bệnh viện và các bác sĩ là “tác nhân” truyền vi trùng và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Sau những nỗ lực, ông đã biến ý tưởng “giải phẫu vô trùng” thành sự thật sau khi giới thiệu thành công chất acid Carbolic (hay Phenol - C5H5OH) để khử trùng dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương.
9. Trái Đất là trung tâm của vũ trụ
Quan điểm Trái Đất là trung tâm của Hệ mặt trời (Hệ Ptolemy) của Nhà thiên văn học người Hy Lạp cổ đại sống vào thời thế kỷ thứ 2 Ptolemy không được “ưa chuộng” quá 30 năm, thế những điều đó cũng không có nghĩa, các nhà thiên văn học hay khoa học khác tìm ra được một chân lý mới, đúng đắn hơn.
Phải mất 1400 năm sau, thời của nhà thiên văn học người Ba Lan Nicolaus Copernicus (1473 – 1543), với Thuyết Nhật tâm của Copernicus đưa ra năm 1543 mới đánh dấu sự chấm dứt của Thuyết Địa tâm đã tồn tại từ nghìn năm qua khi ông khẳng định Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Ông đã dùng chính tính mạng của mình để bảo vệ quan điểm của mình. Gần 100 năm sau, nhà thiên văn học, vật lý học người Ý Galileo Galilei (1564 – 1642) nhờ những thành tựu cải tiến cho kính thiên văn, ông ủng hộ và tiếp tục phát triển Chủ nghĩa Copernicus. Đến nay thì ai cũng biết, Mặt trời nằm ở vị trí trung tâm của Thái Dương Hệ và Trái Đất cũng như những hành tinh khác đều xoay quanh Mặt Trời.
10. Hệ tuần hoàn
Không cần phải nhờ đến bác sĩ chúng ta cũng biết được vai trò hết sức quan trọng của tim. Thế nhưng, y học thời Hy Lạp cổ đại lại không nghĩ vậy. Galen (129 - 200) - một thầy thuốc, một triết gia nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp tin rằng gan mới chính là cơ quan đảm nhiệm chức năng lưu thông máu, trong khi đó, tim chỉ đơn giản là có ý nghĩa về mặt tâm linh. Galen khẳng định, máu lưu thông trong một ống dẫn, đi đến các cơ quan với chức năng làm “nhiện liệu” cho chúng hoạt động. Và tim, tất nhiên rồi, không đóng một vai trò cụ thể nào.
“Cách mạng” thực sự đã đến trong năm 1682 khi bác sĩ người Anh William Harvey tuyên bố công trình nghiên cứu của ông mô tả đầy đủ và chi tiết hệ tuần hoàn và đặc tính máu tuần hoàn trong cơ thể với tim hoạt động như một máy bơm thì câu chuyện về tim, cũng như DNA nói trên, mới thực sự trở về đúng vai trò, chức năng to lớn của nó. Cho đến nay, khoa học vẫn tiếp tục công nhận nghiên cứu của William Harvey là hoàn toàn đúng đắn.