Sao teen 2011-12-19 00:50:40

Mối quan hệ nhiếp ảnh - người mẫu: người trong cuộc nói gì?


[justify]Ngày hôm qua, khi chúng tớ tường thuật lại câu chuyện "Lùm xùm vụ mẫu teen tố bị nhiếp ảnh gia sàm sỡ", teen mình đã rất quan tâm đến câu chuyện này, bởi trong thời gian gần đây, nghề người mẫu và nhiếp ảnh đang là hai nghề rất hot và được nhiều teen đặt làm mục tiêu, mơ ước. Chúng tớ đã liên lạc với một số nhiếp ảnh gia quen thuộc với giới trẻ để lấy ý kiến: Milor Trần, ProK Đặng Quốc Chương, Lê Thiện Viễn, Kiên Trần và Vivian. Các nhiếp ảnh gia này đều thường xuyên chụp cho các báo, tạp chí, chụp event lớn và luôn được tiếp xúc với giới showbiz, từ các sao, hot girl đến teen model… Các anh đều rất sẵn lòng bày tỏ những cảm nghĩ của mình, cũng như chia sẻ những câu chuyện có thật trong giới người mẫu và nhiếp ảnh:[/justify]

- Câu hỏi đầu tiên khá "nhạy cảm", nhưng cũng là điều mà rất nhiều teen quan tâm sau vụ scandal vừa rồi, đó là: Là nhiếp ảnh gia, đã bao giờ các anh nhận chụp ảnh nude chưa?


Milor Trần: Anh chưa bao giờ nhận được những yêu cầu nhạy cảm như vậy. Nhưng anh sẽ chỉ chụp khi có người đặt hoặc bản thân mẫu tự mời anh chụp trước, chứ anh không bao giờ có ý định mời mẫu chụp nude. Nhưng nếu hình ảnh đó không phải xuất phát từ niềm đam mê nghệ thuật mà mang tính khiêu khích, phản cảm, tạo scandal thì anh sẽ từ chối thẳng thừng ngay cả khi được mời.


Giả sử có mẫu mời anh chụp nude, anh sẽ bàn bạc với người mẫu rất kĩ về ý tưởng mà họ đưa ra, về địa điểm mà họ muốn chụp. Khi họ đã ngỏ lời mời mình chụp nude có nghĩa là họ đã rất tin tưởng vào anh nên anh phải có trách nhiệm bảo mật hình ảnh cho họ một cách tối đa và không được để những hình ảnh đó lọt ra ngoài nếu chưa được sự đồng ý.



Photographer Milor Trần.


Vivian: Anh cũng đã từng nhận được một số order (từ mà giới nhiếp ảnh hãy dùng với nghĩa: đơn đặt hàng chụp ảnh) chụp nude, đa phần là từ những model quen thuộc, đã từng làm việc chung. Anh thường chỉ dám nhận lời những người đã quen. Khi thực hiện những bộ ảnh như thế này thì đôi lúc có stylist bên cạnh, cũng một số lần chỉ có anh và người mẫu nhằm bảo mật thông tin. Đối với anh, chuyện chụp ảnh nude đơn thuần là sáng tác, có chăng khác biệt với những thể loại khác là ở chỗ mình phải làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mẫu một cách riêng biệt nhất. Về quan điểm cá nhân của anh, anh không ủng hộ việc người mẫu dùng ảnh nude để đánh bóng tên tuổi, càng không mong muốn họ đem "khoe" những tác phẩm đó theo hướng tiêu cực.

ProK: Anh đã từng được yêu cầu chụp nude. Tùy theo mức độ nghiêm túc và mục đích mà anh sẽ quyết định nhận hay không. Nếu là chụp với mục đích cá nhân và là người không thân thì anh sẽ yêu cầu người mẫu hoặc khách hàng tự mua thẻ nhớ/ USB đem tới, sau khi chụp họ sẽ cầm về, tự chọn ảnh rồi chuyển lại anh để làm hậu kì (photoshop…) Toàn bộ quá trình làm việc sẽ được bảo mật tuyệt đối, không để lọt ảnh ra ngoài.


Lê Thiện Viễn: Anh đã từng nhận chụp nude cho một số tạp chí và cả khách yêu cầu (ví dụ như các bạn trẻ muốn chụp lại những tấm ảnh trưởng thành của mình, hoặc bà bầu muốn ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng…) Anh nghĩ chụp nude vì công việc cũng là chuyện bình thường, nếu không phản cảm hoặc vi phạm điều gì.


Kiên Trần: Anh đã từng nhận được order chụp ảnh nude. Anh chỉ nhận khi khách hàng cùng muốn thực hiện ý tưởng một bộ ảnh nude nghệ thuật chứ không được phép mang trong nó sự dung tục. Trong trường hợp cần bôi dầu bóng hay một vài loại kem lên cơ thể người mẫu thì anh thường để cho model tự làm. Thường những lúc tập trung sáng tác thì thường mình chỉ cố tìm ra góc ảnh đẹp chứ không nghĩ đến chuyện khác. Lần đầu có hơi run, những lần sau thì quen hơn.


- Các anh có từng biết câu chuyện nào (hoặc từng trải qua) mà nhiếp ảnh gia bị model hiểu lầm, hoặc giữa hai người gặp phải phải rắc rối trong khi làm việc với nhau không?


ProK: Chuyện lùm xùm thì anh nghe nhiều rồi, nhưng mức độ chính xác của từng câu chuyện thì rất khó nói vì khi xảy ra chuyện ở đó chỉ có 2 người, và ai cũng sẽ cật lực bảo vệ ý kiến của mình. Có khi bản thân người chụp hình (anh xin dùng từ "người chụp hình" chứ không dùng từ "nhiếp ảnh gia" nhé) có ý đồ không tốt thật, hoặc cũng có khi do mẫu quá nhạy cảm trong suy nghĩ thôi.



Photographer ProK Đặng Quốc Chương.



Milor Trần: Anh chưa từng gặp những chuyện như vậy, nhưng bạn anh thì đã gặp rồi. Trong lúc sơ ý, bạn stylist không chọn lọc hình kĩ nên một bức hình mẫu hở ngực bị tung lên mạng. Cô bạn model ấy đã gọi điện cho bạn anh để chất vấn rất nhiều, nhưng quả thật đó không phải lỗi ở nhiếp ảnh, bạn stylist kia cũng không có ý đồ xấu, vì chi tiết ấy quá nhỏ để có thể phát hiện ra trong khi chọn lựa giữa hàng trăm bức hình. Vấn đề là ở người biên tập bài của tờ báo đó đã không xem kĩ lại toàn bộ ảnh trong bài và vô tình để nó lọt lên báo. Cuối cùng thì phải mất một thời gian dài, bạn anh và cô bạn model kia mới nói chuyện lại với nhau.


Lê Thiện Viễn: Anh thì không biết nhiều lắm, cũng chưa từng gặp phải. Mấy ngày qua thì anh biết vụ scandel người mẫu tố nhiếp ảnh gia sàm sỡ kia thôi.


Vivian: Những sự hiểu lầm hay đồn thổi cặp kè với người mẫu này, người mẫu khác thì anh chưa trải qua, vì ngoài công việc, họ cũng là những người bạn của anh trong cuộc sống.


Kiên Trần: Những trường hợp anh gặp mà photographer và model thân thiện với nhau thì tình cảm đấy đơn thuần chỉ là anh em - bạn bè thôi. Chỉ có điều là họ hay bị người ngoài hiểu nhầm, nghĩ là photographer thì sẽ "có lắm gái theo" (đây là suy nghĩ thật của rất nhiều người đấy), nên nhiều nhiếp ảnh gia bị mang tiếng rất oan uổng, mặc dù chẳng có nhân chứng nào cho những tin đồn kiểu như thế. Cái này anh chia sẻ từ chính bản thân anh đấy!



Photographer Kiên Trần.


- Các anh nghĩ như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của một nhiếp ảnh gia? Theo các anh, nhiếp ảnh gia cần nắm rõ những nguyên tắc nào trong quan hệ giữa người mẫu và model để hiệu quả công việc cũng như mối quan hệ được tốt đẹp?


Milor Trần: Anh nghĩ anh chưa đủ tuổi nghề để có thể nói về đạo đức nghề nghiệp của một nhiếp ảnh gia. Anh chỉ xin chia sẻ một số điều sau 2 năm làm trong nghề của anh. Đầu tiên là nhiếp ảnh gia cần tôn trọng ê kíp làm việc, thể hiện qua cách làm việc đúng giờ, tôn trọng ý kiến của mọi người để có thể cho ra những bức hình đẹp nhất. Điều thứ hai là phải biết bảo mật những hình ảnh mà mình đã chụp, không được phép đưa lên bất kì phương tiện truyền thông nào mà chưa được sự đồng ý của cả ê kíp (chứ không chỉ của riêng người mẫu thôi nhé). Điều thứ ba là hãy quan tâm đến những điều kiện ngoại cảnh mà mình sẽ chụp. Trong năm vừa rồi anh thấy có quá nhiều hình ảnh người mẫu bị "tụt cái này", "hở cái kia" tràn lan trên báo mạng và các diễn đàn. Anh không biết chúng xuất hiện có lí do gì hay không, nhưng ở cương vị là một nhiếp ảnh gia, anh nghĩ bản thân photographer cần có giải pháp để bảo vệ người mẫu của mình khỏi những điều không hay như vậy.

Lê Thiện Viễn: Đạo đức nghề nghiệp là điều quan trọng nhất đối với người làm nghề. Không chỉ riêng nhiếp ảnh mà nghề nào cũng vậy thôi, bạn phải có cái tâm khi làm việc, biết linh hoạt và xử trí sao cho hợp tình, hợp lí. Với nhiếp ảnh thì bảo vệ hình ảnh của khách hàng là điều luôn cần được đặt lên hàng đầu, mình phải có trách nhiệm với từng tấm ảnh mà mình chụp.



Photographer Lê Thiện Viễn.


ProK Đặng Quốc Chương: Chúng ta cần phân biệt rõ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và người chụp ảnh nói chung. Đối với một nhiếp ảnh gia thì chụp ảnh là nghề nghiệp, họ cần phát triển và bảo vệ sự nghiệp của mình, còn với người chụp ảnh bình thường thì không, họ chỉ cần thỏa mãn cái thú vui của họ là đủ (mà chúng ta làm sao biết được thú vui của họ là ảnh hay là… người mẫu ảnh, phải không?) Một nhiếp ảnh gia luôn phải ý thức cao về sự tiếp xúc giữa nhiếp ảnh với người mẫu của mình, trong một buổi chụp của một ê kíp chuyên nghiệp luôn có nhiều hơn 2 người, nhiếp ảnh gia không được phép bỏ vị trí của mình để làm những chuyện khác được, vì như thế bạn sẽ bỏ mất góc máy. Vì thế bạn rất ít khi nghe thấy chuyện một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dính phải scandal hoặc tranh cãi, kiện tụng này nọ. Những trường hợp bị tố, bị kiện cáo, anh nghĩ họ chỉ là những người chụp ảnh nghiệp dư và đã vô tình làm xấu đi nghề nhiếp ảnh, trong mắt anh thì họ không xứng đáng được gọi là nhiếp ảnh gia.


Kinh nghiệm của anh dành cho những bạn đang muốn theo con đường nhiếp ảnh là: Nếu bạn cần người mẫu làm gì đó, bạn phải giao tiếp bằng ngôn ngữ "nói", hoặc nhờ người xung quanh trợ giúp. Trong trường hợp buộc phải chính bạn chỉnh sửa thì bạn phải xin phép người mẫu của bạn trước khi chạm vào người họ. Ngoài ra trong 1 buổi chụp, bạn sẽ gặp rất nhiều tình huống bạn lỡ tay chụp được những thứ "không nên chụp", bạn hãy thông báo điều đó đến người mẫu đó để họ chú ý hơn, và kiên quyết xóa những tấm ảnh đó, những thứ như thế nếu giữ nó lại sẽ không tốt cho sự nghiệp của bạn tí nào. Với 1 nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay chỉ là người chụp ảnh nghiệp dư thì việc tuân thủ các quy tắc và đạo đức nghề nghiệp luôn tốt cho bản thân và sự nghiệp.


Với các bạn trẻ thích được chụp ảnh, anh có một lời nhắn gửi là: Những chuyện không hay gần đây là các trường hợp cá biệt, họ không phải là đại diện cho dân nhiếp ảnh, các bạn đừng vì thế mà hiểu lầm nghề nhiếp ảnh chân chính. Qua đây các bạn cũng nên lưu ý là khi quyết định chụp ảnh với một ai đó thì bạn phải hiểu rõ người đó, và kiên quyết không chụp ở những địa điểm hoặc chụp những concept ảnh có thể gây nguy hiểm.



Kiên Trần: Về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp thì anh nghĩ đã là một người làm nghệ thuật thì đừng bao giờ mang những ý đồ đen tối của mình vào bức hình, cũng như đừng bao giờ mang những bức ảnh tế nhị của người khác ra cho người khác xem, hoặc gửi cho báo chí. Như vậy không làm cho họ nổi tiếng hơn, ngược lại, điều này chỉ mang đến cho họ sự thiếu thiện cảm của những người trong nghề, lần sau ai làm việc cũng phải dè chừng, như vậy rất khó phát triển. Nếu như chụp ảnh nude thì chỉ nên có nhiếp ảnh và model giữ ảnh, ảnh không được up bất cứ đâu nếu không được sự cho phép của cả hai người. Anh từng có ảnh bán khoả thân của một hot girl rất nổi trong giới teen, nhưng anh không muốn gửi cho bất cứ ai, để trong máy tính thì sợ lỡ lộ ra ngoài thì không hay cho cả người ta lẫn mình, nên anh cũng xoá đi mà không giữ lại bản copy nào cả.


Để quan hệ giữa người mẫu và nhiếp ảnh được tốt đẹp thì điều đầu tiên là cần thoải mái, cởi mở nói chuyện cùng nhau để tìm ra ý tưởng và thực hiện được bộ hình một cách tốt nhất. Thoải mái không có nghĩa là buông thả và tuyệt đối không được có những hành động, đụng chạm thái quá, rất dễ gây hiểu nhầm với người khác.



Vivian: Nói về đạo đức nghề nghiệp, anh nghĩ mình chưa đủ chín chắn để nhận xét người này, người khác. Đây là công việc khá nhạy cảm nên cần nhất là sự tôn trọng lẫn nhau. Về tư duy nghệ thuật cũng cần có sự thống nhất quan điểm của 2 người, vì ranh giới giữa gợi cảm và phản cảm là rất mong manh. Một khi người mẫu đã tìm đến mình tức là họ đặt sự tin tưởng ở mình, cho nên bản thân phải luôn tỉnh táo.




Photographer Vivian.




Chúng mình vừa được nghe những lời chia sẻ, ý kiến rất thật từ các nhiếp ảnh gia có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Thế còn đối với người mẫu teen thì sao nhỉ? Cùng lắng nghe tâm sự của một số teen model nhé!

- Các bạn đều là mẫu teen và từng tham gia chụp rất nhiều bộ ảnh thời trang cho báo hoặc cho các shop. Vậy các bạn đã bao giờ bị trêu chọc, đưa vào những tình huống khó xử trong quá trình chụp ảnh chưa?


Hà Lade: Mình chưa từng gặp phải tình huống ấy bao giờ cả. Nhưng nếu bị như thế thì mình sẽ kiên quyết phản đối và bảo vệ mình đến cùng. Cũng may là mình thường chỉ nhận chụp những bộ ảnh mà ê kíp thực hiện là người quen hoặc từng trò chuyện trước đó, mọi người cũng thân thiết với nhau rồi nên làm việc khá suôn sẻ.


Linh Tây: Những bộ ảnh mình từng chụp đều do những nhiếp ảnh gia, stylist mình đã từng quen hoặc là bạn nên mình cũng chưa bị rơi vào những tình huống khó xử.


Mie: Mie chưa bao giờ rơi vào tình huống đó cả, khi làm việc thì Mie rất nghiêm túc và luôn tập cho mình tác phong nhanh nhẹn, khi đã bắt tay vào chụp là chỉ tập trung vào công việc mà thôi.



Mie.


- Nếu được đề nghị chụp hình gợi cảm hoặc thậm chí chụp ảnh nude thì bạn sẽ xử lí như thế nào?

Hà Lade: Nếu bị mời chụp ảnh sexy thì chắc chắn mình sẽ từ chối, thậm chí không trả lời người đó. Vì mình còn là teen model mà, làm gì cũng phải có chừng mực và giới hạn.


Bảo Trân: Nếu gặp phải những tình huống như thế chắc chắn là Trân sẽ từ chối ngay. Hiện tại, Trân không hướng mình theo hình ảnh sexy nên chụp ảnh gợi cảm là không thể! Với lại, bên cạnh Trân luôn có mẹ, mẹ sẽ là người đưa ra những quyết định giúp Trân khi gặp phải những lời đề nghị ấy. Và Trân cũng đủ suy nghĩ để hiểu rằng mình đang làm gì, và như thế nào là tốt.


Mie: Mie không bao giờ chụp nếu cảm thấy bộ ảnh không phù hợp với phong cách của mình, chứ chưa nói đến là ảnh nude. Hơn nữa mẹ Mie quản lý hết chuyện đó, nên Mie cũng yên tâm là chắc chắn mình sẽ không bao giờ rơi phải tình huống này.


Linh Tây: Mỗi người có cách nhìn nhận từ "sexy" khác nhau, đối với mình sexy được thể hiện qua ngôn ngữ hình thể. Nhiều bộ ảnh vẫn được gọi là sexy dù họ vẫn ăn mặc kín đáo, ví dụ như một chiếc váy bó sát, một chiếc áo ba lỗ… không hề hở hang những vẫn gợi cảm, thu hút. Nếu được đề nghị chụp theo hướng "sexy" mà nó phù hợp với lứa tuổi, không hở hang, cũng như chủ đề mang tính nghệ thuật, thì mình sẽ xem xét và đồng ý. Ngược lại, nếu được đề nghị hay bắt buộc yêu cầu "hở trước, hở sau", phô bày cơ thể thì mình sẽ từ chối thẳng thừng và nói thẳng với người mời là mình không đồng tình.




Linh Tây.



- Trong quá trình chụp ảnh, người mẫu thường phải tiếp xúc nhiều với nhiếp ảnh gia. Bạn nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa người mẫu và nhiếp ảnh gia?


Hà Lade: Mối quan hệ của nhiếp ảnh gia và người mẫu là rất cần thiết, nó tác động ăn ý trong công việc. Mình cũng hay nói chuyện và chơi thân với một số anh nhiếp ảnh gia hay chụp cho mình, sự cởi mở và hiểu nhau sẽ giúp việc chụp ảnh thuận lợi hơn.


Linh Tây: Trước tiên mình phải khẳng định rằng mối quan hệ giữa người mẫu và nhiếp ảnh gia là mối quan hệ công việc rất mật thiết. Đã là công việc thì sự nghiêm túc phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, giữa nhiếp ảnh gia và mẫu cần có sự trao đổi lẫn nhau trước và trong khi làm việc, nhiếp ảnh gia cần biết ưu điểm và khuyết điểm của người mẫu, còn người mẫu thì cần hiểu về phong cách của nhiếp ảnh gia đang làm việc cùng để sản phẩm cuối cùng được hoàn thiện nhất. Vấn đề mối quan hệ cá nhân mình xin phép không bàn đến ở đây nhé.



Bảo Trân: Trân nghĩ, người mẫu và nhiếp ảnh gia là một bộ đôi luôn phải song hành cùng nhau. Có thể gọi vui người mẫu và nhiếp ảnh cũng như là một "cặp đôi hoàn hảo" vậy, vì phải có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau thì mới cho ra được một bộ ảnh đẹp. Rất khó để có thể nói cụ thể, nhưng mà theo Trân để có sự ăn ý thì giữa hai người phải có một khoảng thời gian làm việc cùng nhau, hợp tác một vài lần hay chỉ đơn giản là hai người cùng có chung một suy nghĩ, một ý tưởng, một cách tạo hình cho bộ ảnh đó thì sẽ rất dễ hiểu nhau và làm việc rất nhanh.


Trân rất may mắn khi luôn được làm việc chung với những nhiếp ảnh gia rất chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm như là bác Nam (nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam), Lý Võ Phú Hưng, Long Casta, Milor Trần… hoặc những anh nhiếp ảnh trẻ tuổi rất là vui tính, sáng tạo, nên việc phối hợp ăn ý với nhau là điều không quá khó và để xảy ra sự cố thì rất hiếm.



Bảo Trân.


- Các bạn có lời khuyên gì cho những bạn đang muốn trở thành người mẫu, đặc biệt là các bạn nữ? Họ nên chuẩn bị những gì cho bản thân để tránh những tình huống xấu có thể xảy đến với mình?


Linh Tây: Mình có cả một "list" những nguyên tắc tự đề ra cho bản thân khi làm việc. Đầu tiên là phải xem xét sự phù hợp của buổi chụp hình đó: concept có vấn đề gì hay không, cách make up có hợp với mình không… Tiếp theo là mình không làm việc tại nhà riêng, trừ khi đó là studio có giấy phép kinh doanh đàng hoàng. Thêm vào đó là mình có thói quen đi cùng người make up hoặc stylist khi chụp hình. Một nguyên tắc nữa có thể mọi người cho là buồn cười, nhưng mình cho đó là đúng đắn và luôn tuân thủ, đó là không dùng rượu bia nói riêng hay chất kích thích nói chung trong suốt quá trình làm việc. Mình luôn theo những nguyên tắc trên để làm việc, còn nếu có vấn đề xảy ra ngoài dự tính, mình sẽ ứng phó sao cho có văn hóa, đúng pháp luật và không ảnh hưởng đến hình ảnh và công việc của mình.


Hà Lade: Bạn phải có một quan điểm đúng đắn về nghề người mẫu và xác định phải nghiêm túc ngay từ đầu. Để rơi vào cạm bẫy thì dễ lắm, nhất là với những người mẫu, còn để tỉnh táo và biết cách bảo vệ mình mới là khó và cần trau dồi kinh nghiệm qua từng lần chụp. Trước khi nhận chụp bất cứ bộ ảnh nào, bạn cũng cần xem xem nó có đúng với lứa tuổi và có chừng mực không.



Hà Lade.



Mie: Mie khuyên các bạn mới làm teen model cần hỏi về concept cẩn thận trước khi nhận chụp. Khi chụp ảnh, bạn nên đi cùng với bố mẹ hoặc bạn bè để an toàn hơn. Chuẩn bị một số kĩ năng tự vệ cho bản thân không bao giờ là thừa cả, đề phòng trường hợp rơi vào tình huống xấu.


Bảo Trân: Trân cũng là một người mẫu trẻ thôi nên gọi là đưa ra lời khuyên cho các bạn khác thì không dám, nhưng mà Trân cũng muốn nhắn một vài điều: Các bạn nên cẩn thận khi chụp ảnh cùng một ê kíp lạ, để an tâm hơn thì hãy đi cùng với một người quen. Khi thấy có những hành động khiếm nhã thì các bạn nên thẳng thắn nói ngay. Hơn nữa là các bạn phải đủ tỉnh táo, bản lĩnh để có thể đối phó khi gặp những trường hợp không hay xảy ra.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)