Khoa học - Lịch sử 2013-04-27 04:46:38

Mối tình tai tiếng tuổi 13 của Tưởng Giới Thạch


[size=6]Mẹ của Tưởng Giới Thạch nói, tuổi còn nhỏ phải tập trung học hành, hơn nữa A Xuân là em họ nên không thể cho cưới được. Tuy nhiên, cậu nhóc mới lớn cho rằng, đó chỉ là cái cớ để mẹ cấm cản tình yêu của mình, nhất định không nghe.[/size]
[justify]Đứa trẻ bất kham[/justify]
[justify]Mặc dù không được ghi chép trong cả chính sử lẫn dã sử, tuy nhiên, người dân ở Khê Khâu Hương, quê ở Tưởng Giới Thạch, không ai không biết rằng, họ Tưởng nổi tiếng là một cậu trai phóng đãng, háo sắc từ khi mới lên năm. Tưởng Giới Thạch đã được người dân trong vùng đặt cho biệt hiệu khá “mỹ miều” là “Thụy Nguyên vô lại” (Thụy Nguyên là tên khi còn nhỏ của Tưởng Giới Thạch, biệt hiệu này giống như một câu chửi Tưởng Giới Thạch).

Trong cuốn sách viết về cuộc đời của thân mẫu mình là Vương Thái Ngọc do chính tay Tưởng Giới Thạch viết, bản thân Tưởng cũng đã thừa nhận rằng, khi còn nhỏ, mình đã làm không ít chuyện ngang ngược, khiến người mẹ của mình phải phiền lòng.

Mặc dù Tưởng Giới Thạch dùng những từ ngữ hết sức hoa mỹ, ngắn gọn để nói về tuổi thơ “bất kham” của mình, nhưng không khó để tưởng tượng ra rằng, trong những năm đó, Tưởng Giới Thạch là một đứa trẻ nghịch ngợm và thường xuyên gây chuyện. Mặc dù là một đứa trẻ thông minh, học đâu hiểu đấy, thậm chí tuổi còn rất nhỏ đã tinh thông các loại sách kinh điển, nhìn đâu nhớ đấy, song Tưởng Giới Thạch cũng là lại một đứa trẻ nghịch ngợm, thích chọc phá người khác. 

Cũng vì tính cách “bất kham” này nên mới 13 -14 tuổi, Tưởng Giới Thạch đã bắt đầu biết để ý tới những cô gái xinh đẹp. Đáng tiếc, mối tình đầu ông ta lại xảy ra với một cô gái có họ hàng với nhà họ Tưởng.[/justify]
 
Tưởng Giới Thạch 

[justify]Tình yêu đầu đời 

Chuyện xảy ra vào năm 1900, lúc bấy giờ Tưởng Giới Thạch mới 13 – 14 tuổi, được cha mẹ gửi tới học tại trường tư thục Du Lâm. Vào học được ít lâu, do đang ở độ tuổi mới lớn, Tưởng Giới Thạch bắt đầu thích một cô gái có tên là Mao A Xuân, con gái một nhà có họ hàng gần với gia đình Tưởng Giới Thạch.  

Điều này được ghi chép rõ ràng trong cuốn sách “Chuyện nhà Tưởng Giới Thạch”: Mẫu thân của Mao A Xuân là Tưởng Trại Phượng, là anh em con chú con bác với Tưởng Triệu Thông, cha Tưởng Giới Thạch. Chồng của Tưởng Trại Phượng mất sớm, để lại con gái nhỏ là Mao A Xuân. Do nhà chỉ có hai me con, cảm thấy lạnh lẽo nên Tưởng Trại Phượng thường xuyên mang con gái về quê mẹ đẻ ở Khê Khẩu để sống. 

Vương Thái Ngọc, mẹ Tưởng Giới Thạch, rất quý cô cháu gái họ này nên thường xuyên qua lại thăm hỏi. Chính vì thế, Tưởng Giới Thạch có nhiều cơ hội gặp mặt Mao A Xuân. Mao A Xuân là một cô gái trạc tuổi với Tưởng, khá xinh đẹp, tính tình lại tự nhiên, phóng khoáng nên hai người nhanh chóng trở nên thân thiết. 

Sau khi Tưởng Giới Thạch đến học tại trường Du Lâm, mỗi khi tới ngày nghỉ, cậu thường lấy cớ tới thôn Nham Đầu thăm hỏi người cô họ Tưởng Trại Phượng để gặp A Xuân. Lúc bấy giờ, Tưởng Giới Thạch và A Xuân đã lớn nên bắt đầu nảy sinh tình cảm yêu đương. Tình ý mà Tưởng Giới Thạch dành cho A Xuân lộ ra rất rõ qua ngôn từ và cách nói chuyện của chàng thiếu niên họ Tưởng.

Điều đáng nói là, cuốn sách “Chuyện nhà Tưởng Giới Thạch” hoàn toàn không phải là “chứng cứ” duy nhất cho chuyện tình đầu đời của Tưởng Giới Thạch. Một người bạn học ngồi cùng bàn với Tưởng Giới Thạch ở trường Du Lâm tên là Trần Viễn Ly có nhớ lại rằng, khi đó, biết Tưởng Giới Thạch đem lòng yêu cô em họ của mình, Trần đã trêu đùa, nói Tưởng nên “làm tới” đi. 

Không ngờ, câu “động viên” của Trần lại trúng tim đen của Tưởng, khiến Tưởng càng thêm tin tưởng vào tình yêu của mình. Sau đó, thậm chí Tưởng vì luôn nghĩ tới chuyện làm sao đến đón được A Xuân về làm vợ nên tâm thần luôn ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

Một thời gian sau, Vương Thái Ngọc cũng phát hiện ra rằng cậu con trai Tưởng Giới Thạch đem lòng si mê cô em họ Mao A Xuân. Ban đầu, Vương Thái Ngọc nghiêm khắc trách mắng, nói rằng, Tưởng tuổi còn nhỏ phải tập trung vào việc học hành, không được lơ là. Hơn nữa, A Xuân là em họ của Tưởng, do vậy, hai đứa không thể nào kết hôn được. 

Tuy nhiên, cậu nhóc mới lớn Tưởng Giới Thạch lúc đó cho rằng, đó chỉ là cái cớ để mẹ cấm cản tình yêu của mình, nhất định không nghe. Càng về sau, tình yêu mà Tưởng Giới Thạch dành cho cô em họ A Xuân càng lớn thì chuyện học hành của Tưởng ở trường cũng ngày một bê trễ. Vương Thái Ngọc trăm phương ngàn kế khuyên nhủ Tưởng không được, cũng chẳng biết làm thế nào.

Tại trường học, chuyện thiếu gia nhà họ Tưởng vì yêu đương mà bỏ bê học hành không ai không biết. Thậm chí, người dân cả thị trấn Khê Khẩu coi đây là chuyện bàn tán thú vị lúc trà dư tửu hậu. Nhà họ Tưởng trước nay là gia đình nề nếp, không thể nào chấp nhận chuyện gia đình mình trở thành đề tài đám tiếu của thiên hạ. 

Vương Thái Ngọc sau khi tìm đủ mọi cách cấm cản, khuyên răn mà không có hiệu quả, lại thêm bàn dân thiên hạ suốt ngày bàn tán đến rát cả tai nên quyết định nhân nhượng. Bà nghĩ rằng, dẫu sao Tưởng Giới Thạch cũng là con trai duy nhất của nhà họ Tưởng, tuổi cũng không còn nhỏ nữa, cũng đã tới lúc tính tới chuyện hôn sự rồi. Thời bấy giờ, tại vùng Khê Khẩu, chuyện lấy vợ ở tuổi 13 – 14 cũng chẳng phải là lạ lẫm. Vì thế, Vương Thái Ngọc quyết định nhờ người mai mối sang nhà Tưởng Trại Phượng hỏi A Xuân cho Tưởng Giới Thạch.

Cầu hôn không thành 

Lúc bấy giờ, Vương Thái Ngọc chỉ nghĩ rằng nếu như không nhanh chóng lấy được A Xuân về làm vợ cho con trai mình thì e rằng, chuyện học hành cũng như tương lai của thiếu gia nhà họ Tưởng coi như bỏ đi. Tuy nhiên, điều Vương Thái Ngọc không nghĩ tới là chính cái biệt hiệu “Thụy Nguyên vô lại” từ ngày nhỏ của Tưởng Giới Thạch lại là nguyên nhân khiến tình yêu đầu đời của Tưởng Giới Thạch tan vỡ.

Hóa ra, mặc dù là cháu họ mình, song Tưởng Trại Phượng từ lâu đã rất ghét Tưởng Giới Thạch. Vì thế, khi người mai mối của nhà họ Tưởng vừa đề cập tới chuyện cầu hôn thì lập tức Tưởng Trại Phượng từ chối. Góa phụ họ Tưởng không hề khách khí khi nói: “Cóc mà cũng đòi ăn thịt thiên nga à? Một thằng nhóc bất tài như Thụy Nguyên, mới tí tuổi đầu, chẳng chịu lo học hành mà lại nghĩ tới chuyện cưới xin. Con A Xuân nhà tôi cho dù phải lấy một người mù, người điên cũng không làm vợ cái thằng Thụy Nguyên vô lại ấy!”.

Vương Thái Ngọc sau khi nghe những lời chát chúa ấy từ miệng bà mối không khỏi giật mình. Bà biết rằng chuyện Tưởng Giới Thạch còn quá nhỏ đã nghĩ tới chuyện hôn nhân rồi sẽ trở thành chuyện không hay gì ở Khê Khẩu. Tuy nhiên, không vì thế mà Vương Thái Ngọc chịu bỏ cuộc. Tâm nguyện cao nhất của bà lúc đó chính là làm sao để Tưởng Giới Thạch học hành thành tài, làm rạng danh tổ tông. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch lại vì nghĩ tới chuyện yêu đương quá sơm mà bỏ bê việc học hành nên bà mới nghĩ tới chuyện cưới vợ cho Tưởng để Tưởng yên tâm phấn đấu. 

Mọi chuyện tưởng chừng đơn giản, không ngờ việc cầu hôn lại bị Tưởng Trại Phượng từ chối. Tuy nhiên, điều đó không làm thay đổi ý định cưới vợ cho con của Vương Thái Ngọc. Đây cũng chính là lý do Tưởng Giới Thạch có cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc với Mao Phúc Mai về sau.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)