Khoa học - Lịch sử 2013-04-13 20:43:57

Một Thế Giới Không Có Phụ Nữ - Núi Thánh Sơn ATHOS


Một Thế Giới Không Có Phụ Nữ - Núi Thánh Sơn ATHOS 
 

 
Nguồn tham khảo
http://ngstockblog.com/2011/02/new-face-travis-dove-takes-on-grecian-monks/
http://ngm.nationalgeographic.com/2009/12/athos/dove-photography
http://agioritikesmnimes.blogspot.com/2012/06/1375-national-geographic.html
http://fatherdavidbirdosb.blogspot.com/2011/09/wondrous-and-varied-ways-of-athonite.html
http://ngm.nationalgeographic.com/2009/12/athos/draper-text
http://darkwing.uoregon.edu/~klesh/Athos.html
 
Một vùng đất tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện thần thoại vẫn đang tồn tại giữa thời hiện đại ở ngọn núi Athos, Hy Lạp.
 

 
Được người Hy Lạp gọi là núi thiêng, ngọn Athos bao quanh bởi núi non và bán đảo ở Macedonia, nằm ở phía Bắc Hy Lạp. Nơi đây có 1 đạo luật hết sức kỳ lạ, ai nghe qua cũng cảm thấy khó tin: Cấm tiệt phụ nữ.
 
Khởi nguồn bộ luật cấm nữ giới
 
Vào năm 1045, Hoàng đế trị vì Hy Lạp lúc đó là Constantino Monomachos đã trao quyền tự trị cho Athos, biến nơi đây thành “quốc gia tu viện” dành riêng cho dòng tu nam và tín đồ theo đạo Thiên chúa chính thống.
Để giúp các giáo sĩ và tín đồ tĩnh tâm tu hành, năm 1060, Hoàng đế lại tiếp tục ban hành một đạo luật gọi là Abaton, quy định cấm phụ nữ, động vật giống cái, hoạn nhân, thậm chí cả những người không có râu đặt chân đến Athos.
Theo dân cư xung quanh ngọn núi Athos, trong thời gian bị quân đội Đức chiếm đóng, Hitler cũng tán đồng đạo luật cấm phụ nữ. Các sĩ quan cao cấp của Đức cũng không được phép mang vợ và tình nhân vào đây. Hình phạt đối với người vi phạm là 16 roi, sau đó lập tức bị trục xuất xuống núi. Trải qua gần 1.000 năm, đạo luật cổ xưa này vẫn được thực thi và có giá trị thi hành tại Athos. Nguyên nhân lớn nhất khiến đạo luật này tới giờ vẫn tồn tại là do niềm tin kéo dài hàng thế kỷ cho rằng, sự hiện diện của nữ giới sẽ ngăn cản cuộc hành trình khai sáng tâm linh của tu sĩ thuộc dòng giáo hội chính thống Thiên Chúa giáo đang tu tại đây.
 
Hiện nay, chỉ có đàn ông mới được phép đến Athos và chỉ những tu sĩ, tín đồ của Giáo hội mới được sinh sống trên đảo.
 
Từ những người đàn ông "ngây thơ" nhất…

 
 
Với diện tích 390km vuông, Athos hiện có số dân trên 2.000 người, trong đó có 1.300 tu sĩ, tất cả đều là đàn ông. Họ sống tập trung tại 20 tu viện trên đảo. Các tu sĩ ngay từ khi chào đời đã được đưa tới đây để tu hành.
 
Cuộc đời của họ là những chuỗi ngày tĩnh tâm trong những tu viện khép kín, không có bất cứ một ý niệm nào về phụ nữ.

 
Những người đàn ông nơi đây không có bất cứ một ý niệm nào về phụ nữ.

 
Cả đời họ không biết đến phụ nữ, đồ điện, thậm chí không bao giờ đọc báo. Người ta có lệnh cấm khắc nghiệt đối với mọi hành vi giải trí bao gồm ca hát, thậm chí là hút thuốc. “Phụ nữ là ai? Họ trông như thế nào?” - câu hỏi tưởng đơn giản này lại trở nên quá khó với những người đàn ông đang sinh sống nơi đây.
 
Thực tế, cũng vài lần hiếm hoi, có tu sĩ nghe thấy giọng nói của phụ nữ qua đài, hay nhìn thấy nữ du khách tình cờ bơi đến gần đảo. Song, mọi thứ sẽ nhanh chóng bị quên lãng, các tu sĩ lại chuyên tâm vào việc tu đức, tiệt diệt mọi ý niệm, dục vọng về phụ nữ.
 
Không chỉ có các tu sĩ, những người dân bình thường sinh sống trên đảo cũng phải tuân thủ quy định này. Trước nhu cầu hội nhập, hòn đảo kỳ bí này bắt đầu mở cửa, cho phép khách du lịch ghé thăm. Tuy nhiên, quy định cấm phụ nữ vẫn không có gì thay đổi.
 

Với các tu sĩ trên đảo, cuộc sống thật bình yên và không có điều gì phải lo lắng, ưu phiền.
 
Những du khách đến đây bắt buộc phải là nam giới. Họ không được phép mang theo động vật giống cái và phải trải qua sự kiểm tra gắt gao của nhân viên an ninh.
 
Trước khi đặt chân vào đảo, du khách phải trút toàn bộ xiêm y để xác thực giới tính, đề phòng trường hợp nữ đóng giả nam. Những trường hợp vi phạm nếu bị phát hiện sẽ bị bắt giữ.

Phương tiện duy nhất đưa du khách dạo chơi trên đảo Athos là… đôi chân. Các tu viện đều được xây dựng trên những vách đá cheo leo, được bao bởi bức tường dày. Cổng vào chỉ có thể đi hàng một và nó sẽ đóng cửa ngay khi Mặt trời lặn.
 
Đối với du khách đến nơi đây, những chuyến lữ hành như vậy cũng chẳng khác cuộc sống tu hành…
 
… đến những phụ nữ tò mò
 
Bất ngờ là dù lệnh cấm ngặt nghèo đến mấy, vẫn có những phụ nữ tìm cách len lỏi được đến vùng đất dành riêng cho đàn ông.
 
Trong số những vụ đột nhập gây kinh động, có thể kể đến âm mưu của một nữ văn sĩ người Pháp hồi thập niên 1920. Bà tên là Maryse Choisy, đã phải cắt bộ ngực để giả trang làm tu sĩ, lọt vào khu cấm địa.
 
Sau một tháng giả làm tu sĩ, sinh hoạt cùng nhiều nam giới khác, cuốn sách Un mois chez les hommes (tạm dịch là “Một tháng với đàn ông”) được bà cho ra đời.
 
Sau đó, phải kể đến lần xâm nhập của Aliki Diplarakou - người đẹp Hy Lạp đầu tiên nhận vương miện hoa hậu châu Âu năm 1930. Cả thế giới đã sốc khi sự việc bị phanh phui, người phụ nữ được cả châu lục mê đắm đã “xâm nhập” vào thế giới thanh tịnh của đàn ông.
 
 
Từ đó đến nay, không có một trường hợp nào tương tự xảy ra và Athos tiếp tục trở thành vùng đất bất khả xâm phạm đối với phụ nữ.
 
 
Mặc cho cuộc sống bên ngoài tấp nập và thú vị tới đâu đi nữa thì các tu sĩ trên đảo đều không màng tới.

 
Một đạo sĩ sống tại Athos nói: "Nhiều du khách hỏi tôi vì sao tôi chọn ở lại vùng đất này trong khi thế giới bên ngoài có rất nhiều điều thú vị. Riêng tôi thấy cuộc sống nơi đây rất yên tĩnh, thảnh thơi, không có phiền toái, lo lắng. Chúng tôi sống trên này trường thọ hơn những người sống ở các nơi khác trên thế giới. Vậy thì tại sao chúng tôi lại cần phụ nữ? Phụ nữ đột nhập thế giới chúng tôi ư? Tôi không quan tâm và cũng chẳng cần biết họ là gì”.
 
Dần dần, do nhu cầu sinh hoạt, Athos đành nới lỏng đạo luật khắt khe, cho phép nuôi gà mái. Tuy nhiên, chính sự nới lỏng này đã gây ra một cuộc tranh luận kịch liệt mà nhân vật trong đề tài tranh luận chính là gà mái. “Rốt cục thì, trong bữa sáng của chúng tôi cũng có trứng gà do gà mái đẻ ra", viện trưởng Tu viện Baslidos vui vẻ nói.
 
Bất chấp nghị quyết được Nghị viện châu Âu thông qua vào năm 2003, đỉnh Athos vẫn từ chối đón nhận nữ giới, dù Athos bị cáo buộc là phân biệt giới tính đi chăng nữa.
 
Mặc cho cuộc sống bên ngoài tấp nập và thú vị tới đâu đi nữa thì các tu sĩ trên đảo đều không màng tới. Với họ, cuộc sống trên đảo thật bình yên và không có điều gì phải lo lắng, ưu phiền. Họ tin rằng, những người ở Athos sẽ là những người sống lâu nhất trên thế giới.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)