[justify]Cô Jeorgia Wood, sống tại Hampshire, Anh bị vô sinh, mù lòa và mất một cánh tay do không tiêm isulin điều trị tiểu đường vì sợ béo.[/justify]
[justify]Cô Jeorgia Wood được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 từ năm 11 tuổi. Cô cần phải điều trị bằng cách tiêm insulin nhiều lần để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng chỉ vì nỗi ám ảnh tăng cân nên cô đã dừng điều trị bằng insulin.
Tuy nhiên, cô không hề biết rằng mình sẽ phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Cơ thể cô bị tê liệt một cánh tay, có thể bị mù, vô sinh và phải trải qua phẫu thuật cấy ghép tuyến tụy.
Cô Jeorgia Wood bị vô sinh, mù lòa và mất một cánh tay do không tiêm isulin điều trị tiểu đường vì sợ béo
Hiện tại, cô Jeorgia chia sẻ: “Bây giờ tôi muốn được béo và có một đứa con thay vì gầy, mù lòa và vô sinh. Nếu có thể quay trở lại tuổi 16, tôi muốn thay đổi bản thân mình, hình dáng thon thả không thực sự cần thiết”.
Cô Jeorgia và chồng mình buộc phải bỏ thai kỳ 10 tuần bởi cơ thể cô phản ứng xấu với mang thai do mắc phải chứng Diabulimia hiếm gặp, mỗi ngày cô bị ốm nghén từ 10-30 phút, nếu không loại bỏ thai, người mẹ sẽ không thể giữ được tính mạng.
Hình ảnh cô Jeorgia Wood phát tướng năm 17 tuổi
Năm 13 tuổi, khi cảm thấy cơ thể mình kém hấp dẫn và mặc cảm trước cái nhìn của mọi người, cô Jeorgia đã ngừng điều trị insulin, sau đó, cô đã giảm cân rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, đến năm 18 tuổi, cô bị đột quỵ do bị nhiễm ceton-acid, một điều kiện khiến mức insulin quá thấp để chuyển đổi lượng đường trong máu thành năng lượng. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây hôn mê và thậm chí tử vong.
Khi cô 20 tuổi, các kết quả cho thấy lượng đường trong máu rất cao, các bác sĩ cảnh báo cô có thể bị mù và phải ngồi xe lăn ở độ tuổi 30. Nhưng sau đó, cô vẫn không sử dụng insulin đúng cách.
Đến năm 27 tuổi, những cơn đau hành hạ chân và tay cô bắt buộc cô phải tìm đến nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Các bác sĩ buộc phải sử dụng morphine để giảm đau cho cô, đồng thời phải cắt bỏ phần cơ ở gót chân sau khi bị hoại tử. Hơn nữa, mắt cô có nguy cơ mù bởi protein thừa lắng đọng trong mắt, các bác sĩ không thể khẳng định chính xác rằng họ có thể phục hồi thị giác cho cô.
Coi thường điều trị insulin và ăn kiêng đã để lại cho cô những hậu quả nguy hiểm không ngờ đến, Cô Jeorgia hy vọng những gì mình trải qua là lời cảnh báo cho những người bị bệnh tiểu đường khác, không nên ăn kiêng quá mức.
Diabulemia chưa chính thức được công nhận là một triệu chứng y tế, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến 1/3 số lượng phụ nữ mắc tiểu đường. Hiện tượng này thường xảy ra khi phụ nữ mắc bệnh tiểu đường bỏ qua liệu pháp điều trị insulin để giảm cân. Tránh dùng insulin c thể gây mệt mỏi do mất nước, về lâu dài có thể gây ra các triệu chứng như tiểu đường, thị giác kém hay bệnh thận.
[/justify]