Chuyện lạ 2008-08-12 16:45:40

Mưa sao băng sẽ phá hủy trái đất :-s



[Viet Yo] – Đó chỉ là 1 trong những bí mật gây shock của trận mưa sao băng Perseids hoành tráng sẽ diễn ra trong đêm nay (12/8), rạng sáng ngày mai (13/8).

Cùng Viet Yo khám phá câu trả lời cho chùm câu hỏi về mưa sao băng Perseids đêm nay nhá!
1. Perseids - mưa sao băng "đàn anh" nhất

Mưa sao băng
Perseid năm 2001

Tức là nó được phát hiện ra sớm nhất í mà.

Trong khi các trận mưa sao băng nổi tiếng như Geminids hay Leonids đều chỉ được phát hiện vào khoảng thế kỉ 19, Perseids đã được con người "chỉ mặt đặt tên", theo dõi sít sao từ những năm 36 sau Công nguyên lận. (Nếu đem tính tuổi thì Perseids đã ngót nghét… 2000 sinh nhật rùi đấy ná)

2. Teen ở thành phố, bầu trời thành phố thì bé nhỏ, ngắm Perseids "dư lào" rõ nhất đây?


Cái này là kinh nghiệm được truyền lại từ lần "biểu diễn" của Perseids năm 2004. Số là trong những vệt sao băng, có 1 loại được gọi là "Earthgrazer" (dịch nôm na là… "gặm Trái đất"), chúng gần như nhập với đường chân trời và kéo dài theo chiều ngang. Những vệt này cực sáng và rất dễ quan sát, nhất là trong phạm vi thành phố, nơi nhà cửa chen chúc và thiếu một khoảng không rộng lớn cho teen thỏa sức đón mưa sao băng. Thế nên, bọn mình cùng chú ý quan sát đường chân trời ná!


3. Kích thước của những hạt sao băng tuyệt đẹp là bao nhiêu nhở?
Nhìn những bức ảnh ghi lại Perseids, chắc teen nào cũng nghĩ hạt sao băng phải to lắm, nhưng kì thực chúng chỉ nhỏ như… hạt cát, và lớn nhất thì bằng… hạt đậu. Bay vào Trái đất với vận tốc 60km/s, bị đốt cháy trong bầu khí quyển, những hạt sao băng nhỏ xíu đó mới có thể tỏa sáng và tạo thành những vệt màu tuyệt đẹp cho chúng mình chiêm ngưỡng đấy!


4. Đỉnh điểm của Perseids tối nay, rạng sáng mai là vào lúc…?
Cách quan sát mưa sao băng tối 12/8, rạng sáng 13/8: “Theo kinh nghiệm ta chỉ nên quan sát khi chòm Perseus đã lên cao cách chân trời 30 độ trở lên (Nếu dang thẳng cánh tay trước mặt, 30 độ tương đương chiều rộng của 3 nắm tay bạn). Vì vậy thời gian quan sát tối ưu sẽ từ lúc 2h sáng (rạng sáng13/8) trở đi lúc chòm Perseus (Anh Tiên) đã lên cao khoảng 30 độ khỏi chân trời Đông Bắc… Muốn xác định được dễ dàng, bạn nên chờ đến khoảng 3h sáng khi chòm sao Perseus đã lên cao hơn,…” Teen nhà mình nhớ “quay mặt về đúng hướng Đông Bắc và nhìn cả vùng trời ấy là có thể yên tâm chiêm ngưỡng được sao băng rồi.” (theo Đình Đôn - CLB Thiên Văn nghiệp dư TP. HCM)

Năm nay cực điểm của Perseids theo dự báo của trang IMO (http://www.imo.net/) sẽ rơi khoảng từ 18h30-21h00 (giờ Việt Nam) với khoảng 50-100 vệt sao băng/giờ. (Lần xuất hiện năm 1991, Perseids đạt đỉnh điểm là 500 vệt/giờ cơ đấy!!!) Rất tiếc vào thời điểm này chòm Perseus (Anh Tiên) - tâm điểm của sao băng chưa mọc lên khỏi đường chân trời do đó ta không thể quan sát được đúng vào cực điểm.
Hầu hết các vệt sao băng sẽ tỏa ra từ vị trí chòm sao Persus (nguồn gốc tên của mưa sao băng Perseids), tức là từ hướng Bắc - Đông Bắc.
5. Perseids sẽ phá hủy trái đất như 65 triệu năm trước đây?
Câu hỏi tưởng chừng mê tín này đã từng làm đau đầu các nhà thiên văn học vào những năm 1980. Sao chổi Swiff Tuttle, sao chổi sinh ra mưa sao băng Perseids có kích thước cực lớn, đường kính phần nhân của nó đạt 9,7 km, tức là xấp xỉ với thiên thạch đã va chạm mạnh với Trái Đất và tiêu diệt toàn bộ loài khủng long cách đây 65 triệu năm.

Đến năm 1992, các nhà thiên văn học thậm chí còn tính toán được rằng đến năm 2126, sao chổi Swiff Tuttle cùng với "đứa con sao băng" Perseids của nó sẽ khiến lịch sử kinh hoàng kia lặp lại.


Hình ảnh mưa sao băng Perseid năm 2004.

Thế nhưng, (ke ke), khoa học hiện đại của thế kỉ 21 đã chứng minh rằng Perseids… vô hại. Và năm 2126 chỉ là thời điểm mà "sao chổi mẹ" Swiff Tuttle sẽ xuất hiện cùng Perseids như năm 1992 mà thôi. Teen cứ yên tâm chiêm ngưỡng đi, đảm bảo ngắm xong, Trái Đất vẫn còn nguyên vẹn.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)