Tin tức - pháp luật 2019-09-10 09:53:49

MỨC PHẠT KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LÀ BAO NHIÊU?


Giấy phép lao động là một trong những điều kiện để người lao động là công dân nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Đối với những người lao động thiếu loại giấy tờ này, không chỉ họ mà người sử dụng lao động cũng bị xử phạt. Vậy mức phạt không có giấy phép lao động là bao nhiêu?
ĐIỀU KIỆN CỦA LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
Theo Bộ luật Lao động năm 2012, công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Như vậy, nếu không thuộc vào các trường hợp đặc biệt, thì người lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động. Đây là một trong những điều kiện để làm việc hợp pháp tại Việt Nam và sẽ bị xử phạt nếu không đáp ứng.
MỨC PHẠT KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Không có giấy phép lao động là một trong những hành vi vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mức phạt được quy định tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Nghị định số 88/2013). Xử phạt áp dụng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động.



Cả người lao động và người sử dụng lao động đều bị xử phạt nếu vi phạm

ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI

Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 88/2015 quy định:

“Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.”

Như vậy, hình thức xử phạt đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là trục xuất.

ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Không những người lao động, người sử dụng lao động cũng bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 88/2015.

“Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.”

Như vậy, hình thức xử phạt trong trường hợp này là phạt tiền, mức phạt không có giấy phép lao động đối với người sử dụng lao động phụ thuộc vào số người lao động vi phạm. Mức cao nhất là từ 60.000.000 đến 75.000.000 đồng cho 21 người trở lên.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

Như vậy, mức phạt không có giấy phép lao động nêu trên không phải là ít. Hơn nữa, việc người lao động nước ngoài bị trục xuất hay doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Để tránh việc xử phạt không đáng có, người sử dụng lao động nên phối hợp với người lao động nước ngoài thực hiện đúng các quy định về việc xin cấp, gia hạn giấy phép lao động.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)