>> Chen chân dâng lễ trước xá lợi Phật tại chùa Bái Đính
>> Hành trình cùng chuyên cơ đón Xá lợi Phật Thích Ca từ Ấn Độ
Tượng Phật Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng tại Bái Đính
Mùa lễ hội năm ngoái, gần 3 triệu Phật tử trong và ngoài nước đến hành hương, chiêm bái Bái Đính cổ tự và công trình Phật giáo mang tầm vóc quốc gia của chùa Bái Đính mới.
Cũng như mọi năm, mùa lễ hội năm nay kéo dài từ nay đến hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, năm nay, sẽ không còn cảnh bát nháo do khách hành hương tự thuê xe ôm chở lên chùa vì toàn bộ 26 cổng chùa đã xây dựng xong. Ban quản lý và lực lượng an ninh địa phương sẽ chốt chặn không cho xe, kể cả xe 4 chỗ vào chùa.
Toàn bộ du khách đến viếng chùa đều phải đi bộ dọc theo hai hành lang La Hán (dài gần 3km) để lên chùa chính. Dự kiến, sau này chùa Bái Đính sẽ đầu tư thêm xe chuyên dụng, ưu tiên chở các cụ già, trẻ nhỏ… lên viếng chùa.
Du khách đi dọc theo hành lang La hán lên chánh điện
Nhằm ngăn chặn tình trạng “chặt, chém” du khách, trong suốt thời gian lễ hội, Ban tổ chức yêu cầu toàn bộ các cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Bái Đính phải đồng cam kết không bán quá giá quy định từ 5000- 20.000 đồng/ phần ăn.
Dự kiến, trong năm 2011 sẽ khánh thành chùa Bái Đính giai đoạn 2. Tiếp nối các năm trước, năm nay chùa Bái Đính sẽ diễn ra hàng loạt sự kiện lớn như: đón trên 100 đoàn Phật giáo quốc tế vào tháng 5, tổ chức đại lễ cung nghinh Phật ngọc từ Myanmar về Việt Nam, triển lãm mỹ thuật Phật giáo lần 1, kỉ niệm 30 năm thành lập giáo hội Phật giáo Việt Nam…
Đặc biệt trong năm nay, chương trình hội ngộ kỷ lục Phật giáo Việt Nam lần thứ 7 tiếp tục công bố 5 kỷ lục mới của chùa Bái Đính, nâng tổng số kỷ lục chùa Bái Đính đang nắm giữ là 12.
12 kỷ lục của chùa Bái Đính 1. Chuông đồng lớn nhất, 30 tấn 2. Pho tượng Phật Thích ca Mâu ni bằng đồng cao và nặng nhất, 150 tấn 3. Bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất, mỗi pho nặng 50 tấn 4. Chùa có Giếng Ngọc lớn nhất, đường kính 35m 5. Ngôi chùa trồng nhiều cây bồ đề nhất. Ngày Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc tại Việt Nam (17.5.2008) trồng 100 cây bồ đề, chiết từ gốc bồ đề Ấn Độ, hiện hàng ngàn cây bồ đề mọc xung quanh chùa 6. Ngôi chùa có hành lang La hán dài nhất. La hán đường với 500 vị La hán được tạc bằng đá xanh nguyên khối 7. Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật lớn nhất do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức: cung nghinh 10 viên xá lợi Phật từ chùa Giác Quang (TP.HCM) đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Bái Đính 8. Bộ tượng Bát bộ Kim Cương bằng đồng nặng nhất, mỗi tượng nặng 4 tấn, cao 3,95m, đặt tại điện thờ Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni 9. Tượng ông Thiện và ông Ác bằng đồng cao và nặng nhất: đặt nơi cổng tam quan chùa. Mỗi pho nặng 20 tấn, cao 5,2m 10. Bộ tượng A Nan - Ca Diếp bằng đồng lớn nhất. Mỗi tượng nặng 30 tấn, cao 9m, đặt tại điện thờ Giáo chủ Thích ca Mâu ni 11. Tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất: đặt trong gian giữa của điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Điện cao 14,8m, dài 41,8m, rộng 17,4m gồm 7 gian với hệ thống cột bằng gỗ tứ thiết. Pho tượng nặng 80 tấn, cao 9,57m (tính cả bệ), riêng tượng cao 5,4m 12. Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất, nặng 80 tấn, cao 10m, an vị trên một ngọn đồi ở bên phải điện thờ Tam Thế Phật |
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất: nặng 80 tấn, cao 10m, an vị trên một ngọn đồi ở bên phải điện thờ Tam Thế Phật
Tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất, nặng 80 tấn
Chuông đồng 30 tấn
Tượng Phật Thích ca Mâu ni bằng đồng cao và nặng nhất: 150 tấn
Bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất: mỗi pho nặng 50 tấn
Chùa có Giếng Ngọc lớn nhất, đường kính 35m
Ngôi chùa trồng nhiều cây bồ đề nhất
Ngôi chùa có hành lang La hán dài nhất: La hán đường với 500 vị La hán được tạc bằng đá xanh nguyên khối
3congratz3vote cho chùa Bái Đính Nào Các Bạn Trẻ 3congratz3
3congratz3vote cho chùa Bái Đính Nào Các Bạn Trẻ 3congratz3