Sẽ có chiến tranh trên Thái Bình Dương?
Theo trang Military.com, tướng Philip Breedlove thuộc không quân Mỹ mô tả chiến lược “Tác chiến không - biển” là công cụ để Chính phủ Mỹ sử dụng trong trường hợp đối đầu với một quốc gia kẻ thù sử dụng chiến thuật “Ngăn chặn tiếp cận” (anti-access/area denial - A2/AD) tại Thái Bình Dương. Theo đó, khi chiến tranh xảy ra, quân đội Mỹ sẽ lập tức mở chiến dịch “đánh cho mù mắt”.
Tàu sân bay USS Nimitz trong cuộc tập trận RIMPAC 2012 ở ngoài khơi Hawaii |
Lầu Năm Góc cũng đang đàm phán với Chính phủ Thái Lan và Philippines về việc luân chuyển binh sĩ và khí tài quân sự trên các căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại hai quốc gia này. Hôm 2-8, Reuters đưa tin Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang xem xét đề xuất của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) triển khai thêm máy bay ném bom và tàu ngầm tấn công tới đảo Guam. Đây là nơi Mỹ đặt căn cứ không quân Andersen. Dự kiến có thêm vài tàu ngầm và 12 máy bay ném bom B52 được đưa đến căn cứ này.
Quốc hội Mỹ "bật đèn xanh"
Trang Antiwar.com cho biết một số chuyên gia Mỹ chỉ trích ONA đã “thổi phồng nguy cơ chiến tranh” và “hành xử như thể các tình huống xấu nhất chắc chắn sẽ xảy ra”. Tuy nhiên giám đốc Marshall khẳng định nhiệm vụ của Lầu Năm Góc là chuẩn bị những tình huống xấu nhất. Mới đây Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng khẳng định chiến lược “Tác chiến không - biển” không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào ở châu Á - Thái Bình Dương.
“Chúng tôi không tập trung vào một đối tượng hay một chế độ cụ thể nào cả” - một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc nhấn mạnh. Giới chuyên gia quân sựMỹ đánh giá chiến lược “Tác chiến không - biển” phù hợp với kế hoạch “tái cân bằng lực lượng” ở châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Barack Obama và tạo khung pháp lý để Lầu Năm Góc phát triển một số chương trình vũ khí hiện đại. Chiến lược này cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nghị sĩ Quốc hộiMỹ.
Các thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và John Cornyn đã đưa vào Luật quốc phòng 2012 điều khoản yêu cầu Bộ Quốc phòng trình bày rõ kế hoạch thực hiện chiến lược “Tác chiến không - biển”, thời gian thực hiện, chi phí, các loại vũ khí… Theo Washington Post, trong 40 năm làm việc tại Bộ Quốc phòng Mỹ, giám đốc ONA Marshall đã xây dựng được một mạng lưới đồng minh tại Quốc hội, trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và ở các tổ chức nghiên cứu chính sách.
Lãnh đạo không quân và hải quân Mỹ cũng cho rằng các nguyên tắc của kế hoạch “Tác chiến không - biển” có thể được áp dụng ngoài lĩnh vực chiến tranh. Đô đốc Jonathan Greenert, lãnh đạo hải quân Mỹ, cho biết nó có thể hỗ trợ quân đội Mỹphản ứng nhanh trong trường hợp tan băng bất thường ở Nam Cực hay khủng hoảng hạt nhân ở Nhật.