Tin tức - pháp luật 2012-04-04 07:30:41

Mỹ Linh từ Diva biến thành 'ả ca sĩ '


Sau khi ca sĩ Mỹ Linh thẳng thắn góp ý về đề án thu phí phương tiện của bộ trưởng Thăng, tờ báo ngành Dầu khí đã chỉ trích nữ ca sĩ là 'Quý cô cái gì cũng muốn…'. Tiếp đó, tờ báo trên lại 'răn bảo' những người phản đối chủ trương thu phí và gọi Mỹ Linh là 'ả ca sĩ' vì dám góp ý thẳng thắn và 'có thái độ xấc xược' với bộ trưởng Thăng. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài báo này để độc giả theo dõi.

Một khi đã dám bỏ tiền ra mua ôtô để phục vụ cho những nhu cầu, sở thích cá nhân của mình thì có nghĩa là cũng phải dám bỏ tiền ra đóng các loại phí. Đó là lẽ đương nhiên và cũng là công bằng.

Mấy ngày nay, dư luận lại “sục sôi” với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải về việc thu phí đối với ôtô, xe máy. Mục đích của loại phí này, nói không úp mở gì là nhằm hạn chế ôtô, xe máy.
Quả thực, nếu mức phí này được Chính phủ thông qua, thì đây là một đòn chí mạng giáng vào những người đang sử dụng ôtô, xe máy, mà bấy lâu nay vẫn hát vang khúc quân hành “đường ta ta cứ đi”.

Trong hơn 600 ngàn xe ôtô cá nhân, liệu có bao nhiêu chiếc được sử dụng làm phương tiện đi làm, đi mưu sinh? Hay khoảng ít nhất có quá nửa số xe đó là phục vụ cho các nhu cầu mà “có cũng được, không có chưa… làm sao”. Rồi những nhà có tiền, mua xe giải quyết khâu oai, hoặc mua xe vì “con gà tức nhau tiếng gáy”. Rồi lại có người hét lên rằng, một xã hội văn minh là phải lắm ôtô, xe máy… Thậm chí có ả ca sĩ còn tỏ thái độ xấc xược cả Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Rồi lại có người cho rằng ôtô, xe máy là biểu tượng của một nền kinh tế phát triển? Vậy thử hỏi Bắc Kinh, Thâm Quyến và rất nhiều thành phố khác của Trung Quốc cũng như trên thế giới họ cấm xe máy, người dân và quan chức vẫn lọc cọc đạp xe đi làm, nhưng ai dám nói họ không văn minh?

Một khi đã dám bỏ tiền ra mua ôtô để phục vụ cho những nhu cầu, sở thích cá nhân của mình thì có nghĩa là cũng phải dám bỏ tiền ra đóng các loại phí. Đó là lẽ đương nhiên và cũng là công bằng.

Không hiểu nếu Việt Nam mà thu phí xe đỗ, dừng như các nước phương Tây thì người có xe sẽ thế nào nhỉ? Chúng ta cứ nói nền kinh tế còn nghèo, thu nhập thấp kém… Nhưng chắc chắn hơn 600 ngàn người có xe riêng kia, thu nhập chả thấp chút nào. Vì nếu thu nhập thấp, thì lấy đâu ra tiền mà mua ôtô.

Những người phản đối đóng phí là những người có tiền, đang có xe, nhưng họ không muốn bỏ thêm tiền. Đối với những người này, xe họ cũng thích, đường họ cũng thích thật thông thoáng và tiền thì… không thích đóng? Thật quái gở. Lẽ ra họ phải hiểu: Cái gì “thích” thì cũng phải trả giá. Đó là lẽ công bằng.

Việc gì có lợi cho số đông người, nếu phải hy sinh lợi ích, sở thích của số ít người, thì cũng “nghiến răng” lại mà làm. Cho nên thu phí hạn chế xe cũng phải vậy.

Lênin có câu nói bất hủ: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại, nhưng nguyên nhân lớn nhất là người cầm quyền cố làm vừa lòng mọi người”.

Thu phí để hạn chế xe ôtô là đúng và cần thiết, thậm chí cấp bách. Tuy nhiên, thu mức thế nào? Lộ trình thu ra sao? Thiết nghĩ Bộ Giao thông Vận tải cũng nên cân nhắc có lộ trình tăng “từ từ” để mọi người cảm thấy… “chầm chậm tới mình”. Chứ đằng này, từ tháng 6, đóng nghiến một cục vài chục tới cả trăm triệu, xem ra cũng hơi choáng thật.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)