Công viên thống nhất, ảnh do vệ tinh Quickbird chụp tháng 7/2004. Ảnh: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. |
Vệ tinh viễn thám có nhiệm vụ chụp ảnh. Ảnh của vệ tinh viễn thám, do ở tầm thấp hơn, nên rõ nét hơn so với ảnh của vệ tinh viễn thông, ông nói thêm.
Ứng dụng chính của vệ tinh viễn thám là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quan trắc trái đất; phục vụ an ninh quốc phòng, như quan trắc tàu biển ra vào, tàu nước ngoài xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
Theo tiến sĩ Chung, Việt Nam có thể mua ảnh vệ tinh của nước ngoài nhưng giá cả rất đắt, với giá 2.000 – 5.000 USD mỗi ảnh, mà hai tháng sau Việt Nam mới nhận được, nên số liệu và thông tin về tràn dầu, bão lũ không được cập nhật kịp thời.
Các bức ảnh viễn thám mua về chủ yếu dùng để phân tích và nghiên cứu trong bối cảnh không trùng với thời gian thực.
"Nếu có vệ tinh riêng, Việt Nam sẽ chủ động được nguồn tư liệu ảnh vệ tinh, chủ động vị trí, tọa độ cần chụp ảnh, theo dõi hiện trạng mặt đất, biển Đông, hải đảo, hạn chế được nhiều thiệt hại về người và của cải mà không phụ thuộc vào nước ngoài".
Tuy nhiên, vị đại diện của viện Công nghệ vũ trụ Việt Nam cũng cho rằng, tuổi thọ trung bình của vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 chỉ khoảng 5 năm, trong khi chi phí đầu tư không nhỏ.
VNREDSat – 1 nặng khoảng 130 kg, có thể quan sát Trái Đất ở độ cao gần 700 km, chụp ảnh với độ phân giải cao. Dự án VNREDSat-1 được khởi động cách đây 7 năm, nhằm phục vụ chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ năm 2020.
"Có 15 kỹ sư trẻ đã sang Pháp tiếp nhận công nghệ. Họ sẽ vừa học vừa trực tiếp tham gia lắp ráp vệ tinh tại Pháp", tiến sĩ Chung nói thêm.