[/justify]
[justify]1001 chuyện ở khoa sản
Nhờ hiểu biết chuyên môn, các sinh viên y khoa thường nhận mình là người sành sỏi, “trơ tuyệt đối” trong mọi vấn đề giới tính tế nhị. Thế nhưng, lần đầu tiên khoác áo blue đến khoa sản, nhiều bạn không khỏi bối rối và bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười xảy ra.
[/justify]
Nhẹ nhàng chăm sóc em bé sơ sinh |
[justify]
Phạm Chu Hoàng, sinh viên năm thứ tư ĐH Y Hà Nội cho biết: “Mình khá tự tin về kĩ năng thủ thuật của mình vì đã được thực hành trên mẫu vật nhiều. Nhưng lần đầu thăm âm đạo cho bệnh nhân ở bệnh viện phụ sản Hà Nội cũng hơi oải vì người ta là phụ nữ bằng xương bằng thịt mà”.
Nhiều bạn nam khác cũng cùng tâm trạng như Hoàng trong lần đầu tiên rồi lại quen dần, rất tích cực làm vì với họ đó là một công việc thú vị, được sờ thấy em bé từ lúc vẫn ở trong bụng mẹ. Hoàng kể trong lớp cậu có bạn nam đã khoe chiến tích kỷ lục siêu âm đầu dò được 30 “cái” trong một ngày.
[/justify]
Trao đổi sau một ca đỡ đẻ |
[justify]Thực tập ở khoa sản song trong những ca đỡ đẻ các sinh viên hầu như không được tham gia mà chỉ đứng nhìn hoặc phụ giúp. Nhưng như vậy cũng đủ cho họ không chỉ học kĩ năng mà còn trải nghiệm nhiều ấn tượng. Mặt mày tái mét, bước đi chệnh choạng ra khỏi phòng đẻ, cô sinh viên thực tập Mai Hương khiến bạn bè một phen khiếp vía. Hỏi ra mới biết là cô quá choáng trước cảnh “bà đẻ” kêu gào, vật vã lăn lộn trên bàn đẻ.
Trang nhớ lại hồi năm thứ 4 đi thực tập ở bệnh viện phụ sản Kiến An, Hải Phòng, cô xông xáo hơn các bạn khác và được đỡ nhau thai cho một ca. "Lúc đó sản phụ kêu khiếp quá làm mình run, lóng ngóng thế nào đỡ rau không khéo, máu bắn ra đầy áo”.
Có một nơi trong khoa sản mà các sinh viên thực tập ngại đến nhất đó là phòng nạo hút thai. Thu Phương (đại học Y Hà Nội) kể về lần tham gia một ca phá thai: “Cô bé đó mới có 16 tuổi, dường như không ý thức được hậu quả của việc mang thai rồi phá thai của mình. Mình còn trẻ, còn đồng cảm… Chứng kiến em ý vừa phải chịu đau, vừa phải nghe những lời nhiếc mắng của bác sĩ, mình thấy thương lắm”.
Qua bốn năm học với rất nhiều đợt thực tập nhưng với Hoàng, thực tập ở khoa sản làm cậu ấn tượng nhất. Một em bé chào đời là thành quả của suốt quá trình mang nặng đẻ đau của người mẹ, sự nỗ lực của y bác sĩ đỡ đẻ.Hoàng tâm sự: “Mình rất sung sướng khi thấy một em bé khỏe mạnh chào đời. Từng nhìn bào thai ngâm trong bình, từng chứng kiến cảnh nạo phá thai, những hình ảnh ấy sẽ là động lực cho mình cố gắng đưa được nhiều em bé chào đời khỏe mạnh hơn nữa”.
[/justify]
Hãi hùng nhà xác
[justify]Thực hành trong nhà xác là phép “cân não” đầu tiên, là cửa ải nhập môn với bất cứ “dân” y khoa nào. Chưa hết bỡ ngỡ trước một môi trường học hoàn toàn mới, những tân sinh viên này đã được lên lịch học tại nơi mà ai nghe đến cũng phải rùng mình.
Lan Anh, sinh viên năm thứ 3 ĐH Y Hà Nội kể lại kỉ niệm lần đầu tiên đến nhà xác: “Trước khi đi thực hành mình đã nghe nhiều chuyện hãi hùng về nhà xác lắm rồi, cả đêm hôm trước ngủ mê toàn ma quỷ, hết hồn! Đến giờ học mọi người vào trong hết, một mình mình ngồi ngoài run nhong nhóc, mấy đứa bạn phải ra lôi vào”.
[/justify]
“Bế” xương chậu người thật |
Ấn tượng đầu tiên của nhà xác đối với hầu hết các sinh viên trường Y là không khí ở đó. Nồng nặc mùi phoocmon bốc lên từ các bể ngâm xác xộc vào mắt mũi, cay xè, chảy nước mắt.
Trước giờ thực hành, các xác người sẽ được vớt lên cho “ráo nước”. Lần đầu tiên tiếp xúc với thây người, nhiều bạn sốc nặng, “có khi về rồi ăn miếng cơm còn ọe ra. Mỗi khóa mới vào có vài ca ngất tại trận là chuyên thường” - Lan Anh tâm sự.
Không chỉ sinh viên nữ mà nhiều sinh viên nam cũng bị những mẫu thí nghiệm đó làm cho khiếp vía. Bạn Minh Khôi, sinh viên ĐH Y năm thứ 4 giãi bầy: “Sau hôm học trên xác người về hệ tiêu hóa, lôi hết cả lòng mề phèo phổi của “ông ý” ra, mình…cạch luôn món lòng dồi lợn”
Sinh viên thực tập tranh thủ học bài trong khuôn viên bệnh viện |
[justify]Theo nhiều bạn sinh viên trường Y chia sẻ thì điều làm họ hãi nhất ở nhà xác không phải là những thây người đó mà là những cái bình đựng mẫu thai nhi chết lưu, dị tật, chết sơ sinh…Có bình nguyên vẹn, có bình cắt dời từng bộ phận, có bình chẻ đôi nguyên một bào thai.
[/justify]
[justify]
Tuy đáng sợ là vậy nhưng các sinh viên này nhanh chóng làm quen với nhà xác bởi họ đã xác định tinh thần về nghề nghiệp của mình. Với nhiều bạn, nhà xác đã để lại nhiều kỉ niệm thú vị như cô bạn yếu bóng vía Lan Anh có lần xúm vào với các bạn ngắm nghía một cái xác bị lộ mặt và trầm trồ khen “anh ý” quá…đẹp trai. Còn Minh Khôi, đến nay không đếm được bao nhiêu buổi trưa đem cơm lên nhà xác, cắm chốt ở đó để tranh thủ học bài.
Thực tập ở trại tâm thần
Kết thúc đợt thực tập ở bệnh viện tâm thần Hải Phòng đã vài tháng, Lê Bá Đạt, sinh viên năm thứ 5 ĐH Y Hải Phòng vẫn nhớ như in cảm giác một tháng “đóng quân” ở đó. “Họ là những con người mất hết ý thức, bẩn thỉu và hôi hám, bất thình lình lao vào ôm chầm lấy mình lúc nào không biết”.
Vốn dạn dĩ, chẳng biết sợ máu me, ma quỷ bao giờ nhưng Đạt chia sẻ nhiều lần mình cũng phải chột dạ khi giữa trưa yên ắng lại có tiếng gào hú, tiếng cười sằng sặc.
Chàng bác sĩ tương lai này chia sẻ rằng mình cũng phải phục nhiều bệnh nhân trầm cảm ở đây lắm. Họ được rào bọc, phòng thủ rất kĩ để không có cơ hội tự tử. Vậy mà họ đã sáng tạo ra nhiều cách không ngờ tới như buộc khăn mặt vào thành giường để treo cổ, nhét bánh mì vào lỗ mũi rồi đổ sữa cho sặc hay tự tử bằng chậu nước rửa mặt…
Cùng đoàn thực tập với Đạt, bạn Đặng Thị Trang lại có kỉ niệm vừa sợ, vừa tức cười tại bệnh viện tâm thần này. Một lần Trang đang khám cho bệnh nhân nam 28 tuổi, khá điển trai thì bất ngờ anh ta tóm lấy tay cô bạn, cười như bắt được vàng rồi lôi đi hết chỗ này đến chỗ nọ, gặp ai cũng khoe “vợ iem đấy! xinh không?”. Cô chẳng biết làm thế nào ngoài cười nhăn nhở.[/justify]