Sáng 28-2, trời Hà Nội nắng đẹp, hàng chục con rùa tai đỏ đã đua nhau trèo lên cây đa ở phía sau đền Ngọc Sơn “ tắm nắng”. Con sau nối đuôi con trước, có lúc 4,5 con lổm ngổm bò lên một rễ cây.
[justify]
Ý kiến của các nhà khoa học cho rằng, rùa tai đỏ bắt đầu xuất hiện tại Hồ Gươm từ năm 2004. Đây không những là loài động vật phàm ăn mà còn sống rất khỏe, có sức chịu đựng dẻo dai, sinh nở rất nhanh.
Song nhìn hình thức quả thật chúng không xấu như bản chất - Rùa tai đỏ được tổ chức môi trường thế giới xếp hạng 1 trong số 206 động vật xâm hại môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa do khả năng tàn phá của mình.
Hà Nội bắt đầu tiến hành cải tạo, nạo vét Hồ Gươm, đến 1-3 sẽ tiến hành các biện pháp bắt rùa tai đỏ. Những chiếc bẫy bắt rùa tai đỏ hiện đang được thử nghiệm tại hai hồ Lao Mỗ và Văn Quán chưa cho kết quả khả quan. Nhưng chắc chắc rùa tai đỏ sẽ không còn nhiều cơ hội “oanh tạc” ở Hồ Gươm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cụ Rùa nữa.
Phóng viên nhiếp ảnh Hoàng Long đã kịp thời ghi lại những đàn rùa tai đỏ ở Hồ Gươm trước ngày chúng được “đem đi chỗ khác làm những việc có ích hơn”.
[/justify]