Tiếng là nghĩa địa nhưng đây là nơi cư ngụ của nhiều người sống hơn là người chết. Khoảng 10.000 gia đình Philippines sinh sống tại đây, chủ yếu là người vô gia cư hoặc dân lao động ngoại tỉnh. Nhiều người quá nghèo không đủ điều kiện sống trong thành phố đã coi nghĩa địa như nhà của họ.
Những người cư ngụ trong nghĩa địa chủ yếu làm nghề thu gom phế liệu và sửa chữa các ngôi mộ. Mọi sinh hoạt thường ngày của họ như ăn uống, vui chơi, học hành… đều diễn ra tại nghĩa địa. Người sống ở chung với các ngôi mộ trong cùng một không gian mà không ai có cảm giác sợ hãi.
Nghĩa địa cũng có các quầy hàng, siêu thị nhỏ nằm lẫn với các ngôi mộ.
Trẻ em chơi bóng trong nghĩa địa.
Những người cư trú tại đây được thuê trông nom và sửa chữa các ngôi mộ.
Cô Sheryl Ann M. Muros tình nguyện làm giáo viên trong nghĩa địa.
Trẻ em kiếm tiền bằng cách thu gom sắt vụn, nhựa và các rác thải khác.
Xương người không có người nhận được tìm thấy xung quanh Nghĩa địa phía Bắc và đôi khi chúng trở thành đồ chơi của trẻ con.
Trẻ em được thuê khiêng quan tài với giá 50 peso (khoảng 1 USD). Theo phong tục Philippines, trẻ em thường khiêng quan tài để giúp chúng được an toàn và tránh bị các hồn ma trả thù.
Nơi đây cũng có cửa hiệu karaoke được dựng lên bên trong một khu mộ trống. Mỗi giờ hát tính giá 5 peso.
Trẻ em chơi bài trên các ngôi mộ.