[justify]Xem các bộ phim siêu anh hùng là sở thích của phần lớn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí đơn thuần mà còn ẩn chứa nhiều mặt tối bên trong. Theo nghiên cứu vừa được công bố gần đây, việc xem phim về các siêu anh hùng có thể dẫn tới chứng gender-stereotyped (bắt chước giới tính) và khiến cả bé trai lẫn bé gái đều ham thích chơi đùa bằng các món đồ chơi mô phỏng vũ khí bạo lực. Điều này chẳng những tạo tiền đề cho khuynh hướng bạo lực mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển giới tính tự nhiên của trẻ em, đặc biệt là đối với các bé gái.[/justify]
[justify]Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những đứa trẻ thuộc độ tuổi mẫu giáo vẫn thường xuyên chơi các trò chơi bạo lực mô phỏng cuộc chiến của siêu nhân ngay cả khi cha mẹ chúng đã ngăn chặn tiếp xúc với các phim ảnh, nội dung siêu anh hùng. Sarah Coyne, giáo sư nghiên cứu các vấn đề về cuộc sống và gia đình tại Đại học Brigham Young cho biết: "Loại nội dung siêu anh hùng đã tạo nên chứng bệnh mà chúng tôi gọi là hypermasculinization (siêu nam hóa) trong xã hội. Đây là xu hướng tán dương sự mạnh mẽ, hành vi bạo lực khiến đứa trẻ có những cảm xúc nổi loạn, kích thích."[/justify]
[justify]Nhưng các bật cha mẹ còn không thể kiểm soát hết những nội dung mà con mình xem. Chris Ferguson, giáo sư chuyên ngành tâm lý học tại Đại học Stetson, Florida đã cảnh báo rằng những phim siêu anh hùng đang dần trở nên hết sức tinh vi khi truyền tải các nội dung bạo lực và có thể tác động gián tiếp tới trẻ em: "Người ta vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về tác động xấu của các phim siêu anh hùng đối với cộng đồng. Tuy nhiên, đó là một tác động nào đó mang tính sâu rộng tới hành vi hoặc tâm lý của trẻ em."[/justify]
Mảng tối của các siêu anh hùng
[justify]Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, giáo sư Coyne không chỉ nghiên cứu tác động của những nàng công chúa Disney đối với các bé gái mầm non mà còn mở rộng khảo sát những nội dung phim ảnh mà các bé trai thường xem. Giáo sư Coyne cho biết: "Bạn không thể nào tách những đứa trẻ thuộc độ tuổi mầm non ra khỏi nền văn hóa siêu anh hùng của chúng. Chúng thật sự yêu nó. Nó tồn tại không chỉ ở mỗi buổi tiệc sinh nhật mà còn cả hoạt động chơi đùa hàng ngày của chúng."[/justify]
[justify]Giáo sư Coyne cho biết thêm: "Siêu anh hùng, ngay cả những nữ siêu anh hùng, đều được xây dựng thành nhân vật tương tự như các đặc tính của nam giới. Họ cũng có cơ bắp lực lưỡng, to lớn, mạnh mẽ và đầy khả năng chiến đấu. Điều này đã cổ vũ cho xu hướng đóng khung giới tính. Điển hình như bộ phim về Batman hồi năm 2008, phim "The Dark Knight" đã biến vấn đề giới tính thành một mảng tối đầy gai góc."[/justify]
[justify]Theo giáo sư Mark Tappan tại trường cao đẳng Colby, mặc dù bộ phim nói trên đã được đóng dấu PG-13, tuy nhiên các nhà tiếp thị phim luôn giới thiệu nó nhằm hướng tới những đứa trẻ hơn là những người trưởng thành. Giáo sư Tappan cũng là đồng tác giả của quyển sách "Tuổi thơ: Hãy cứu con chúng ta khỏi những siêu anh hùng, sự lười biếng và những nội dung tương tự." Quyển sách trên đã được xuất bản hồi năm 2009 dựa trên quá trình nghiên cứu của Tappan và hoàn toàn độc lập với giáo sư Coyne.[/justify]
[justify]Giáo sư Tappan cho biết, các hãng đồ chơi đã đua nhau sản xuất các sản phẩm ăn theo bộ phim Batman từ mô hình, mặt nạ, quần áo cho đến vũ khí mô phỏng để bán cho trẻ em. Thậm chí một số cửa hàng thức ăn nhanh còn tổ chức các sự kiện dựa trên một phần của bộ phim về vị anh hùng này.[/justify]
[justify]Nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của những siêu anh hùng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, giáo sư Coyne đã mời 134 bậc phụ huynh (đa phần là mẹ) để điền vào một bản câu hỏi về ảnh hưởng của thói quen xem phim cũng như các bị siêu anh hùng đến thói quen và hoạt động chơi đùa của những đứa trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Một năm sau đó, giáo sư Coyne đã tìm lại những bậc cha mẹ đã tham gia khảo sát lần trước và hỏi lại cùng một bộ câu hỏi.[/justify]
[justify]Trẻ em và những siêu anh hùng[/justify]
[justify]Về mặt tổng thể, số liệu từ nghiên cứu của giáo sư Coyne cho thấy các bé trai có tỷ lệ xem phim siêu anh hùng nhiều hơn các bé gái. Dù vậy, vẫn có sự chênh lệch nhỏ trong số các bé trai có xem phim. Khoảng 20% bé trai không bao giờ xem các phim siêu anh hùng trong khi 20% khác xem mỗi tuần 1 lần hoặc nhiều hơn. Phần còn lại thuộc vào khoảng giữa. Ngược lại, gần một nửa các bé gái đã xem các nội dung phim siêu anh hùng chỉ 1 lần mỗi tuần và chỉ có 2% xem các nội dung này mỗi lần 1 tuần hoặc nhiều hơn.[/justify]
[justify]Kết quả khảo sát còn cho thấy, các bé trai thường xuyên xem phim siêu anh hùng sẽ có tỷ lệ chơi các loại đồ chơi mô phỏng vũ khí cao hơn. Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy rằng tỷ lệ chơi các trò chơi mô phỏng đánh nhau hoặc sử dụng vũ khí mô phỏng sẽ tăng cao hơn ngay sau khi chúng xem phim siêu anh hùng. Điều này cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của các nội dung siêu anh hùng tới tâm lý trẻ nhỏ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là sự "tăng mức độ nam tính".[/justify]
[justify]Đối với các bé gái, nội dung siêu anh hùng không có ảnh hưởng nhiều tới mức độ chơi các trò chơi đặc thù giới tính. Tuy nhiên, điều đó có thể dẫn tới tăng tỷ lệ chơi các trò chơi sử dụng vũ khí, trò chơi mà chỉ có bé trai mới thường xuyên chơi đùa. Giáo sư Coyne cũng khảo sát các bậc cha mẹ có thường xuyên trao đổi với con của họ về các nội dung phim ảnh hay không? Kết quả thậm chí còn đáng ngạc nhiên là những đứa trẻ, đặc biệt là các bé gái sẽ có xu hướng chơi các loại đồ chơi mô phỏng vũ khí nhiều hơn khi nghe cha mẹ của chúng giảng giải.[/justify]
Những tranh cãi về siêu anh hùng
[justify]Bình luận trước nghiên cứu của giáo sư Coyne, giáo sư Ferguson tại Đại học Stetson lại cho rằng các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng về kết quả của nghiên cứu. Ông cho rằng nghiên cứu của Coyne có một hướng tiếp cận khá tốt khi đã theo dõi các đứa bé qua thời gian. Ông cho rằng đó là một ưu điểm của nghiên cứu bên cạnh các vấn đề khác như chưa loại trừ các nhân tố khác cũng có thể dẫn đến việc rập khuôn giới tính và dẫn tới các xu hướng bạo lực.[/justify]
[justify]Giáo sư Ferguson đã đưa ra ví dụ điển hình như nhân tố di truyền cũng ảnh hưởng đến xu hướng nam tính xảy ra ở cả bé trai lẫn bé gái. Theo giáo sư Ferguson, nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, các nội dung siêu anh hùng có thể đã đánh thức sự bạo lực tiềm ẩn trong bộ gen di truyền của mỗi đứa bé. Điều này có thể lý giải mối liên hệ giữa các nội dung phim siêu anh hùng đến hành động chơi đồ chơi bạo lực của trẻ em.[/justify]
[justify]Ngoài ra, giáo sư Ferguson còn đưa ra một nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu. Đó chính là những bậc cha mẹ đã biết đến mục tiêu của nghiên cứu, khi đó họ sẽ có xu hướng trả lời theo hướng nêu ra các mặt trái của phim ảnh về siêu anh hùng. Nếu giải quyết được vấn đề thứ 2 này thì có lẽ kết luận của nghiên cứu sẽ vững chắc hơn. Theo ông: "Vũ khí là món đồ chơi mà trẻ em đã chơi đùa trong suốt lịch sử loài người. Nếu không phải là súng ống như ngày nay thì nó sẽ là gươm, giáo mác hay bất cứ thứ gì trong thời Ai Cập cổ đại."[/justify]
[justify]Tuy nhiên, phía giáo sư Coyne vẫn bảo vệ lập luận của mình: "Nói chung, chúng tôi đã phát hiện ra được nhân tố đã ảnh hưởng đến sự bắt chước giới tính. Đây chính là vấn đề. Đây chính là nguồn gốc của một nền văn hóa của sự thống trị và bạo lực." Thời gian tiếp theo, giáo sư Coyne cho biết sẽ tiếp tục theo dõi nhân cách, lối sống của những đứa trẻ từ 4, đến 10 tuổi thậm chí là giai đoạn thanh thiếu niên nhằm xác định rõ mức độ ảnh hưởng về dài hạn của nội dung siêu anh hùng mà chúng tiếp xúc từ nhỏ.[/justify]
[justify]Dù vậy, tốt nhất là các bậc cha mẹ vẫn nên kiểm soát các nội dung phim ảnh, giải trí của con nhỏ nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh nhất cho chúng. Giáo sư Coyne lưu ý rằng: "Không phải tất cả các siêu anh hùng đều xấu. Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ ghét bỏ nghiên cứu của tôi vì họ đã quá yêu các siêu anh hùng. Mặt tốt của họ chính là tấm gương chống lại cái ác và bảo vệ người tốt."[/justify]
[justify]Dù vậy, Coyne khuyên các bậc cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện quan tâm đến con nhỏ nhằm kịp thời nắm bắt những thay đổi về tâm lý của chúng và kiểm soát môi trường sống của chúng một cách lành mạnh hơn.[/justify]
Theo Physics, Parentware, BYU, LS (1), (2), Theatlantic, TheGuardian