[justify]Thường mùi vị phần cồi của các loại sò, hàu… rất ngọt, chắc và thơm tựa thịt gà.[/justify]
[justify]Nếu nói hình tượng một chút, cồi sò điệp - trước nay vốn được nhiều người ưa chuộng - chỉ cỡ đầu đũa, còn loại cồi này dài cỡ 5cm, chiều ngang khoảng 4cm, trắng phau phau.[/justify]
[justify][/justify]
Cồi khủng… “bikini”
[justify]Để dệt thành giai thoại, nhà cung cấp bảo đây là cồi con chôm chôm ở tận hải đảo Trường Sa - Hoàng Sa, nhờ sống lâu nên lên “lão làng”.[/justify]
[justify]Song theo một số chủ nhà hàng và dân sành hải sản thì có thể đây là cồi của một loại hàu huyết hoặc sò đá, trước nay người ta chưa khai thác đến vì có nhiều loại nhuyễn thể ngon hơn.[/justify]
[justify]Nay cạn kiệt dần, đến lượt những giống sò này cũng phải góp chút… công sức! Và người khai thác sẽ chèo chống ra đảo, dùng dụng cụ chuyên dụng, lặn xuống đục lấy duy nhất phần cồi vì ruột chúng ăn rất dở. Chúng thường bám chặt vào đá để “mưu sinh”.[/justify]
Mượn bí nụ, mướp “đỉa” ấp ủ cồi “hoa hậu”
[justify]Như cánh tay của một lực sĩ, cồi là bộ phận thường xuyên “tập thể dục” nhằm đóng mở “ngôi nhà” hai mảnh của các loại sò, ốc… Nhờ vậy chất lượng bộ phận này ngon miễn bàn. Tuy vậy, loại cồi “hoa hậu” vừa kể, do quá lớn nên hơi dai. Và độ tươi ngọt cũng không còn “mười phân vẹn mười” khi về tới Sài Gòn, bởi là hàng đông lạnh.[/justify]
[justify]Chính lúc này mới cần bàn tay điệu nghệ của những đầu bếp lành nghề. Ngoài việc xả tanh bằng nước ấm pha gừng, ớt hiểm…, họ còn nhúng sơ qua nước hèm hoặc cho vào ít nước cốt khế, sô-đa hay ít rượu mạnh, lúc chế biến để gân cồi mềm dẻo trở lại.[/justify]
[justify][/justify]
Dùng nấm đông cô, rau củ tươi “tân trang” hương sắc cho cồi khủng
[justify]Thế vẫn chưa đủ! Làm sao để trả lại vị ngọt “mềm môi” đặc trưng của hải sản tươi? Đầu bếp nhanh trí mượn chất ngọt tinh túy của rau củ quả non, cùng các loại nấm nhằm “bù đắp” phần nào hương vị “mê hồn”của một loại cồi đáng… ngưỡng mộ.[/justify]
[justify]Trời thương! Mọi cố gắng đã nhận được nụ cười tươi của những thực khách sành ăn.[/justify]