[size=medium]Thành kiến về người im lặng, buồn bã có lẽ đúng. Các nghiên cứu tiết lộ rằng người hạnh phúc thì nói nhiều hơn. Và nói nhiều về những vấn đề quan trọng có thể nâng cao hạnh phúc, vì những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn dường như giúp con người kết nối với người khác và tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của họ.
Nói ra – tại sao nó quan trọng
Trái ngược với niềm tin phổ biến, những sinh viên hạnh phúc nhất không có vẻ như nói nhiều: 1 nghiên cứu tiết lộ rằng những sinh viên có những cuộc trò chuyện ý nghĩa nhất thì hạnh phúc nhất. Chúng ta không rõ liệu cuộc trò chuyện ý nghĩa-con gà hay hạnh phúc-quả trứng đến trước, nhưng các nhà nghiên cứu cảm thấy 1 cuộc nói chuyện sâu sắc có khả năng mạnh mẽ làm con người hạnh phúc hơn.
1 lí do khác để nên có cuộc trò chuyện ý nghĩa đó là việc giữ bí mật những cảm xúc có thể có những hậu quả tiêu cực. 1 nghiên cứu phát hiện thấy sự kìm nén cảm xúc ghê tởm có thể làm con người cảm thấy tiêu cực trong 1 khoảng thời gian dài sau khi trải nghiệm khó chịu đã trôi qua.
Mặt khác, 1 cuộc tán gẫu có thể làm chúng ta vui vẻ bất kể nó có nhiều ý nghĩa như thế nào. 1 nghiên cứu về những người già 65 tuổi và già hơn cho thấy con người hạnh phúc hơn khi họ dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với các thành viên gia đình về bất kì chủ đề nào. Tương tự, những thanh niên có chị em gái thông báo là có ít cảm xúc buồn bã hơn so với những đứa trẻ không có chị em. Mặc dù phụ nữ bị thành kiến là toàn nói chuyện về cảm xúc, 1 số nhà nghiên cứu tin là cuộc trò chuyện nói chung làm con người hạnh phúc, và chị em gái thường nói nhiều hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy những người đang chịu đựng những vấn đề về tâm lý như lo lắng có thể ít nói hơn. Những thanh thiếu niên lo lắng có xu hướng ít hạnh phúc và có ít cuộc trò chuyện hơn về tất cả các chủ đề so với những thanh thiếu niên bình an.
Nguồn: Greatist[/size]