Theo mô tả của nhà thơ cổ đại Virgil, Rome vốn được hình thành dưới bàn tay của cặp anh em song sinh hiếu chiến: Romulus và Remus.
Nhưng đằng sau huyền thoại về hai con người này không chỉ có vậy, thực chất cả Romulus và Remus đều là những người đàn ông cực kỳ khao khát tình dục
Không chỉ dừng lại đó, người La Mã còn cho ra đời vô số các câu chuyện liên quan tới sex, bao gồm 'của quý' biết bay, gái mại dâm… với rất nhiều ẩn ý.
Đối với người La Mã, quan hệ tình dục thực sự không phải là điều đáng phải giấu hay xấu hổ song nó vẫn luôn được nhà nước quản lý chặt chẽ.
Đây cũng là lúc sự sùng bái nguyên thủy với 'của quý' đần được trở lại như yếu tố quan trọng trong xã hội.
Ngoài việc liên quan tới quá trình sinh sản của con người, 'của quý' còn giúp cho người đàn ông có thêm sức mạnh tránh ảnh hưởng của ma quỷ từ bên ngoài.
Những tư liệu lịch sử liên quan tới văn hóa xã hội về La Mã cổ đại còn tồn tại cho tới ngày nay cho thấy sự tôn sùng và ưu ái tối đa dành cho tình dục.
Các nhà thổ gần như xuất hiện và có mặt khắp mọi nơi, đặc biệt tại thành phố Rome. Chúng mở cửa cả ngày lẫn đêm nhằm thỏa mãn nhu cầu bản năng thiết yếu của con người.
Trong xã hội La Mã, chủ nhà thổ được coi trọng như vị thương gia chân chính.
Đặc biệt hơn, những cô gái bán dâm không phải xấu hổ hay giấu diếm trước mọi người xung quanh bởi vì đây là một lựa chọn hoàn toàn tự nguyện của họ.
Trong khi đó, tập tục thờ cúng 'của quý' của người La Mã còn có trước cả khi xã hội của họ hình thành.
Những cậu bé từ khi còn rất trẻ đã được giáo dục rằng 'của quý' là một trong những yếu tố quan trọng tham gia vào trong các nghi lễ chuộc tội.
Cứ vào ngày 17/3 hằng năm, trong ngày lễ Liberalia, sự trưởng thành của các chàng trai trẻ cũng được chính thức công nhận thông qua tập tục thờ cúng 'của quý' một cách công khai dưới cái tên thần Libero.
Người ta sẽ đặt vị thần này, trong hình dạng của một 'của quý' khổng lồ trên một chiếc xe và rước đi khắp thành phố cũng như các vùng nông thôn lân cận.
Luôn thờ cúng 'của quý' một cách công khai trong xã hội và thể hiện coi trọng với các hoạt động tình dục, đối với người La Mã cổ đại, 'của quý' giống như một loại bùa may mắn của con người.
Họ sẵn sàng đeo nó ở ngay trên cổ hay thậm chí treo nó giống như chuông gió để xua đuổi ma quỷ quấy nhiễu.
Giống như người Nhật Bản, người La Mã cổ đại cũng tôn sùng của quý và song hành với nó là các hành động thờ cúng thể hiện tín ngưỡng kỳ lạ về tình dục của họ.
Tuy nhiên, tập tục này của người La Mã không còn được duy trì tới ngày nay, có thể do sự đào thải dọc theo bước phát triển của văn hóa và xã hội.
Mặc dù vậy, đây vẫn luôn là một dấu ấn văn hóa hết sức thú vị và đáng chú ý trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước Ý.