Sức khoẻ 2011-07-27 08:22:25

Người nghiện rượu dễ nhiễm tay – chân – miệng


[justify][size=4]Dịch bệnh tay – chân – miệng (TCM) đang bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam. Trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất, tuy nhiên theo các bác sĩ người lớn nếu chủ quan cũng rất dễ lây bệnh từ trẻ nhỏ.[/size][/justify]


[justify][size=4]Tại một số tỉnh đã xuất hiện các trường hợp người lớn có triệu chứng mắc bệnh TCM như: sốt, phỏng bàn chân tay, loét miệng… Đặc biệt, có trường hợp cụ già 73 tuổi (Quảng Ngãi) cũng nhiễm bệnh này. Phần lớn những trường hợp mắc đều đã trực tiếp chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh.

Theo các bác sĩ, từ trước đến nay bệnh TCM thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng gần đây đã lây sang cả người lớn khiến không ít người dân lo lắng. ThS. BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng (BV Nhiệt đới T.Ư) cho biết, khi người lớn tiếp xúc với virus gây bệnh thì cũng có thể mắc bệnh. Đặc biệt, đối với những người suy giảm miễn dịch như người nghiện rượu, người bị bệnh tiểu đường, mắc các bệnh mãn tính… rất dễ mắc.
[/size][/justify]

Ảnh minh họa.

[justify][size=4]Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng cần nghiêm túc phòng bệnh vì khi nhiễm virus có thể ảnh hưởng đến bào thai nhất là thai nhi sớm. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, BV chưa tiếp nhận trường hợp người lớn nào mắc bệnh TCM.

Biểu hiện của bệnh chủ yếu là sốt, loét miệng với vết loét đỏ, đau họng, biếng ăn, mệt mỏi, nổi bóng nước ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ngoài ra còn thấy ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, một số trường hợp nổi ở mông, cũng có một số trường hợp chỉ xuất hiện ở miệng.

ThS. Ngũ Duy Nghĩa, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng cho rằng, mọi lứa tuổi đều có khả năng cảm nhiễm, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi. Nguồn truyền nhiễm chủ yếu là từ bệnh nhân, người lành mang trùng, virus trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân. Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc chất bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà….

Hiện, bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, ThS. Nghĩa khuyến cáo, phòng chống dịch là quan trọng nhất. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh răng miệng, thông gió nhà cửa hằng ngày.

Làm sạch bề mặt và khử trùng các dụng cụ nhiễm bẩn chất tiết và bài tiết của bệnh nhân bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác. Chú ý che miệng khi ho hắt hơi. Khi có biểu hiện sốt, loét miệng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao hơn 39,5 độ C cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

BS. Lâm cũng khuyến cáo, khi người lớn khi trông trẻ nhiễm bệnh cần hạn chế tiếp xúc, vệ sinh tay trước và sau khi chăm trẻ, nhất là khi tiếp xúc với phân, chất nôn của trẻ. Chú ý đảm bảo vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi. Nếu thấy những biểu hiện bệnh nêu trên cần nhanh chóng đến các bác sĩ chuyên khoa để khám, xét nghiệm điều trị kịp thời.
[/size][/justify]

[size=4]Dương Hải (theo báo Lao Động)[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)