6. Cân nặng không quan trọng
Thừa cân, thiếu cân và béo phì đều là những yếu tố tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Các tế bào mỡ tác động rất lớn đến việc sản xuất estrogen – một loại hormone có vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng sinh sản. Quá gầy hay quá béo có thể làm mất cân bằng estrogen, tác động đến khả năng sinh con. Vì vậy, các bạn nên duy trì cuộc sống khoa học kể cả trong ăn uống lẫn luyện tập để duy trì trọng lượng cơ thể ở ngưỡng tối ưu, giúp việc mang thai được dễ dàng hơn.
7. Thuốc tránh thai gây vô sinh
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã đưa ra kết luận chung rằng thuốc tránh thai không có tác động tiêu cực đến khả năng sinh nở của phụ nữ. Quan niệm uống thuốc tránh thai nhiều năm có thể gây khó khăn trong việc thụ thai là một quan niệm sai lầm, thiếu khoa học.
Ngay sau khi ngưng thuốc tránh, khả năng sinh sản lập tức được phục hồi trở lại. Thuốc tránh thai hoặc các biện pháp ngừa thai khác chỉ là giải pháp tình tế, tránh thai theo thời gian ấn định, không làm tổn thương hệ thống sinh sản của con người.
8. Đã sinh một lần sẽ không vô sinh
Đây là một “huyền thoại” và có nhiều bí ẩn liên quan. Thật khó để khẳng định đúng sai. Ví dụ như tuổi càng cao khả năng sinh sản càng giảm, nên phụ nữ tuổi 35 trở đi luôn có nguy cơ vô sinh thứ phát, khó mang thai lần thứ hai.
9. Stress gây vô sinh
Chưa có bằng chứng trực tiếp, nhưng căng thẳng kéo dài có thể tác động đến khả năng sinh sản. Nhưng nó không phải là nguyên nhân gây vô sinh trong nhiều trường hợp. Vì vậy thư giãn và giảm căng thẳng không phải là vấn đề chính giúp thụ thai tốt hơn. Bạn còn nên để ý đến các vấn đề khác như sức khỏe thể chất, tâm thần, sản phụ khoa, tiết niệu …
10. Thực phẩm giúp thụ thai
Thực phẩm có vai trò quyết định đến sức khỏe con người. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng và đủ chất không những giúp duy trì sức khỏe chung mà còn giúp cơ thể làm tốt khả năng sinh sản.
Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/nhung-nguyen-nhan-co-the-gay-vo-sinh-phan-2-detail.htm