[justify][size=4]Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến đê sông Phúc - Long - Nhượng (xã Cẩm Phúc, Cẩm Long, Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nối dài với đê biển huyện Cẩm Xuyên có chiều dài 1,6 km được đầu tư xây dựng với số tiền 45 tỷ đồng từ nguồn vốn công trình nâng cấp đê biển của Chính phủ.[/size][/justify]
Tuyến đê sông Phúc - Long -Nhượng có chiều dài 1,6 km được đầu tư xây dựng với số tiền 45 tỷ đồng từ nguồn vốn Chính phủ, sau gần 1 năm thi công vẫn đang dang dở. |
Cống tiêu năng, thông thuyền tiêu ngốn gần 4 tỷ đồng nhưng hệ thống thép lõi bị ngâm nước nhiễm mặn. |
Sắt thép gỉ sét, lóc vảy nhưng vẫn được thi công tiếp khiến chất lượng công trình không đảm bảo. |
[justify][size=4]Ban quản lý Đê điều - Sở NNPTNT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư và giao cho Công ty Xây lắp Thành Vinh có địa chỉ số 263, đường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh thi công công trình. Công trình khởi công từ tháng 11.2010 và sẽ hoàn thành sau 2 năm thực hiện. Đơn vị tư vấn, giám sát là Công ty CPTVTKXD công trình Miền Trung và Công ty CPTVXD thủy lợi Hà Tĩnh.
Các bên liên quan trên có nhiệm vụ phối hợp, giám sát chặt chẽ để tiến hành xây xựng công trình trên đảm bảo chất lượng và tiến độ phục vụ việc chắn sóng, ngăn nước mặn xâm nhập vào đất sản xuất của dân và tiêu năng nước, thông thuyền cho nhân dân.
Công trình quan trọng là vậy, song trong quá trình thi công công trình này có nhiều dấu hiệu sai phạm của nhà thầu nhưng chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án), đơn vị giám sát vẫn “phớt lờ” để nhà thầu thi công.
Đặc biệt, chỉ riêng cống tiêu năng nước, thông thuyền tại cửa số 2 của công trình hoàn thành tiêu ngốn số tiền gần 4 tỷ đồng nhưng nó cho thấy hạng mục này không thể đảm bảo chất lượng.
Cuối tháng 3.2011, hạng mục cống tiêu năng mới đổ bê tông được phần bệ móng thì bị bỏ dở bởi toàn bộ công nhân về quê gặt lúa. Do vậy nước biển tràn vào khiến toàn bộ phần thép chưa đổ bê tông bị ngâm nước mặn.
Sau hơn 2 tuần ngâm nước mặn, nhà thầu mới "chịu" bơm nước ra và tiếp tục thi công phần tiếp theo.
Do ngâm trong nước biển thời gian dài nên số thép này bị hoen gỉ, ô xi hóa. Không thể thay thế phần sắt bị hoen gỉ nhà thầu đốc thúc công nhân nạo bỏ phần thép bị vỉa sủi rồi bôi một lớp dầu nhớt bên ngoài rồi dựng ván đổ bê tông nhằm dấu phần thép đã bị hư hỏng.
Việc nhà thầu không tuân thủ "quy tắc" khi làm công trình vật liệu bị nhiễm mặn, hoen gỉ, không đảm bảo chất lượng trông trình thì các đơn vị liên quan như BQL dự án, đơn vị giám sát… phải yêu cầu nhà thầu làm đúng với thiết kế quy định. Không hiểu lý do gì nhà thầu chỉ bị nhắc nhở rồi cho phép thi công tiếp.
Ông Trần Phi Hùng, phó BQL Đê Điều kiêm Trưởng BQL dự án thuộc Sở NNPTNT Hà Tĩnh khảng định: Một số sắt thép tại cống tiêu năng trong quá trình thi công có bị nước mặn ngấm vào và không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng công trình.
Ông Hùng cũng thừa nhận một số thép bị ngâm nước nhiễm mặn và bị gỉ sét vì công nhân về làm mùa, nhà thầu không có người để bơm nước, đổ bê tông hết. "Khi đổ bê tông phần tiếp theo, chúng tôi đã yêu nhà thầu cạo hết lớp sắt hoen gỉ và bôi sơn, xi măng dầu bên ngoài để bảo đảm chất lượng và cho thi công tiếp chứ không ảnh hưởng gì đến chất lượng nhiều…" - ông Hùng nói.
Trả lời việc sắt thép công trình bị ngâm nước nhiễm mặn trong một thời gian dài như thế thì nó có đảm bảo chất lượng công trình hay không thì ông Hùng lại cho rằng "tất nhiên là có ảnh hưởng".
Dư luận đặt câu hỏi liệu sau này công trình đi vào sử dụng có đảm bảo chất lượng hay không? Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để kiểm tra công trình hàng chục tỷ đồng từ nguồn vốn Chính phủ này có phát huy đúng hiệu quả hay không?[/size][/justify]
[size=4]Long Sơn - Hà Anh (theo Lao Động)[/size]