[justify]
[size=2][/size] |
Việc nhập nhằng việc chuyên nghiệp hóa của các đội bóng do VFF đưa ra ở mùa giải 2010 khiến hai đội hạng Nhất là Than Quảng Ninh và Bình Định bị mất suất thăng hạng oan uổng. Chính vì thế, trong trận tranh play-off của mùa giải, trên khán đài đã xuất hiện những tấm băng rôn khen đểu VFF nhại theo slogan của một sản phẩm đặc trưng chỉ dành cho chị em. |
Cuối mùa giải 2010, Hà Nội T&T hoàn thành nhiệm vụ giành chức vô địch V-League để làm quà mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thế nhưng, chức vô địch của đội bóng thủ đô luôn bị dè bỉu. Ở vòng 24, một tấm băng rôn gây sốc xuất hiện trên sân Ninh Bình. |
Để đối phó với khả năng số lượng CĐV Hải Phòng tới sân Hàng Đẫy cổ vũ đội nhà ở vòng 9 V-League 2011, CLB Hòa Phát quyết định tăng giá vé lên gấp 8 lần. |
'Có nhất thiết phải tăng giá vé như thế' là nội dung băng rôn phản đối của CĐV Hải Phòng khi tới Hàng Đẫy xem bóng đá. |
Gần đây, bản hợp đồng bản quyền truyền hình Super League có thời hạn tới 20 năm giữa VFF và AVG cũng bị CĐV mang ra làm trò cười. |
Khán giả Lạch Tray ủng hộ VTC khi đài này bị ngăn cản tới sân tác nghiệp. |
Những vòng đấu cuối của mùa giải thường xuyên diễn ra tiêu cực với nạn xin cho, mua bán điểm số. Các CĐV tỏ rõ sự chán nản trước sự bất lực của VFF. |
CĐV Hải Phòng trêu trưởng giải Super League Trần Duy Ly sau phát ngôn hớ hênh của ông. |
CĐV Hà Nội phản đối kết luận của Thanh tra trong vụ bản quyền truyền hình. |
Chủ tịch VFF và các quan chức tới sân xem bóng đá và bị CĐV phản đối thâm thúy. |