[/size]
[size=3]Ong chết hàng loạt[/size]
[size=2]Sự giảm sút nghiêm trọng của số lượng các đàn ong đã gây lo lắng cho các nhà sinh vật học trong nhiều năm. Theo số liệu thống kê, từ năm 2006 đến nay, đã có rất nhiều đàn ong bị chết, đặc biệt là ở Mỹ với khoảng 20% - 40% các đàn ong biến mất. Đã có nhiều suy đoán về nguyên nhân của hiện tượng này: thuốc trừ sâu, song điện thoại di động, biến đổi khí hậu…
[/size]
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem hình ảnh lớn. Kích thước ảnh gốc là 800x534. |
[size=2]Các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết và có một số bằng chứng về một loại nấm hoặc virus có khả năng lây lan đã khiến ong chết hàng loạt. Tuy nhiên, câu trả lời cuối cùng cho bí ẩn này vẫn chưa được đưa ra.
[/size][size=2]Trong năm nay, nếu các đàn ong vẫn tiếp tục biến mất mà giới chuyên môn không thể tìm ra nguyên nhân và phương pháp ngăn chặn, hiện tượng này dễ gây ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trên hành tinh chúng ta.[/size]
[size=3]"Hạt của Chúa"
[/size]
[size=2]Có thể nhiều người đã nghe nói đến giả thuyết về vụ nổ Big Bang - vụ nổ đầu tiên cấu trúc nên vật chất, đưa vũ trụ ra khỏi thời kỳ hỗn mang. Trong một thời gian dài, điều này bị coi là một lý thuyết siêu hình nhưng các thành tựu gần đây của ngành vật lý hạt nhân thế giới đã cho thấy Big Bang có cơ sở khoa học. Theo đó, một loại hạt được đặt tên là Higgs, hay còn gọi là "Hạt của Chúa"được cho là nguyên nhân gây ra vụ nổ lớn này.
[/size]V[size=2]ài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã không ngừng thực hiện các thí nghiệm nhằm tìm ra hạt Higgs. Vào giữa tháng 12/2011, hai nhóm nghiên cứu ATLAS2 và CMS3 của Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đã trình bày thí nghiệm tìm kiếm hạt Higgs (còn được gọi là Hạt của Chúa) trước giới vật lý toàn châu Âu.
Kết quả mà họ đưa ra dựa trên việc phân tích một khối lượng dữ liệu hớn hơn nhiều với Hội thảo của CERN hồi mùa hè trước đó. Tuy nhiên, theo kết luận chính thức của CERN, dù có nhiều tiến bộ trong việc tìm kiếm Hạt của Chúa, nhưng những kết quả này chưa đủ mạnh để khẳng định chắc chắn rằng hạt Higg có tồn tại hay không.
Trong những tháng tới, cả hai nhóm thí nghiệm sẽ tiếp tục tinh chỉnh, hoàn thiện các phân tích của mình. CERN hy vọng sẽ có được tiến bộ mới để công bố tại Hội thảo Vật lý hạt mùa đông diễn ra vào tháng 3 năm nay.[/size]
[size=3]Sự sống ngoài trái đất[/size]
[size=2]Chúng ta có cô đơn trong vũ trụ hay không? Đây là một câu hỏi đã tồn tại từ lâu và đến nay vẫn chưa có lời giải.
Trong tháng 1/2011, NASA đã thông báo về việc kính viễn vọng không gian Kepler đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên của một hành tinh đã từng có sự sống nằm ngoài hệ mặt trời có kích thước gấp rưỡi Trái đất và được đặt tên là Kepler-10b.[/size]
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem hình ảnh lớn. Kích thước ảnh gốc là 800x759. |
[size=2]Sau đó, vào tháng 12 vừa qua, một hành tinh được đặt tên Kepler 22b cũng được tìm thấy với "kích thước gấp đôi Trái đất, được xác nhận là có điều kiện khá giống hành tinh của chúng ta".
Mỗi năm, các nhà khoa học vũ trụ đều tìm thấy các hành tinh tiềm năng nhưng bằng chứng cho cuộc sống ngoài trái đất vẫn chưa được tìm ra.
[/size]
[size=3]Ngày tận thế[/size]
[size=2]Đã có rất nhiều giả thuyết mang tính khoa học và cả những lời tiên tri bí ẩn về Ngày hủy diệt của loài người sẽ diễn ra vào năm nay. Bộ lịch của người Maya cổ đại, giả thuyết về va chạm của các tiểu hành tinh với Trái đất hay những lời tiên tri đáng sợ đều chỉ đến khoảng thời gian xung quanh năm 2012.
Cũng đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đi đến kết luận bác bỏ khả năng Tận thế trong năm nay. Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơ sở nào khẳng định chắc chắn các giả thuyết khoa học và những dự đoán này là không thể xảy ra.
Liệu sau 365 ngày nữa chúng ta có còn hiện diện trên thế giới hay không là câu hỏi sẽ chỉ được trả lời tại thời điểm này đúng 1 năm nữa.[/size]