Tin tức - pháp luật 2010-06-06 14:35:11

Những bức ảnh nhìn rơi nước mắt về chiến tranh Việt Nam


[size=5]Bức ảnh thay đổi cái nhìn về chiến tranh[/size]


Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom Napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.



[size=3]Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy Napalm vào chính binh lính của mình và dân thường.

Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam”

Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom Napalm, được chứng kiến không chỉ có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.

Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà. Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế…

Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi! Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.

[/size]




[size=3]Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ,
lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại
và đưa em vào bệnh viện cấp cứu
[/size]

[size=3]
Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình - phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến nó!”.

Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được đâu!”.

Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó là nạn nhân bom Napalm, là nạn nhân của chiến tranh… Chốc sau Horst Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.

Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn, cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là “number one” (số 1) rồi!”.

Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình. Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!

Sau này:

[/size]
[size=3]
[/size][size=3]Nick Út và Kim Phúc gặp nhau tại Cuba năm 1989
[/size][size=5]Chiến tranh Việt Nam đã qua đi ,nhưng nỗi đau vẫn còn đó !

Đây là ảnh những nạn nhân của chất độc màu da cam !
[/size]





Trong những năm 60 -70 quân Mỹ đã rải hàng nghìn tấn chất độc màu da cam - chất độc thuôc nhóm 1 - nguy hiểm nhất xuống Việt Nam nhằm tìm ra các căn cứ bí mật quả Quân đội Việt Nam. Thành phần chính của nhóm chất độc này là đioxin.


[size=4]
Nạn nhân chất độc màu da cam: hậu quả cho đến ngày hôm nay và tương lai[/size]



Chiến tranh kết thúc đã hơn 30 năm song hậu quả của nó vẫn còn mãi. Chỉ có những dân tộc đã từng phải trải qua đau thương mất mát của chiến tranh mới hiểu được điều đó. Bài báo này được đăng trên trang topnews.ru. Xin đăng lại cùng bạn đọc…



Trong những năm 60 -70 quân Mỹ đã rải hàng nghìn tấn chất độc màu da cam – chất độc thuôc nhóm 1 – nguy hiểm nhất xuống Việt Nam nhằm tìm ra các căn cứ bí mật quả Quân đội Việt Nam. Thành phần chính của nhóm chất độc này là đioxin.



Đioxin là tên gọi của một nhóm hợp chất hữu cơ của clo và chúng có cấu trúc đặc biệt. Cả thảy có
khoảng 80 lại khác nhau. Đây là loại chất độc thuộc loại độc hại nhất, nó gấp khoản 67 nghìn lần xianua kali. Tác hại của nó với cơ thể con người có thể ví với virut HIV và gây ra các bệnh về ung thư cho con người.



Trong suốt cuộc chiến quân Mỹ đã rải xuống Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc màu da cam..



45 triệu lít được bí mật trải xuống miền Nam, gần biên giới giáp với Campuchia



Chất độc này đã biến vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thành các vùng đất chết.


Sau những trận bom của Mỹ, cây cối chỉ còn trơ lại thân cây…



Tác hại của chất độc này còn ảnh hưởng đến các vùng nước khác nhau..


Tác hại của chất làm rụng lá cây đã làm tăng tỉ lệ đột biến gen ở các vùng bị rải chất độc này.



Ngày nay vẫn có những đứa trẻ ra đời với những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao.



Đặc biệt là những vùng hẻo lánh lưu vực sông Mêkong.



Hiện nay có khoảng 4,8 triệu người nhiễm chất độc màu da cam, trong số đó 3 triệu người trực tiếp bị ảnh hưởng của chất độc này.



Con số những người tật nguyền do ảnh hưởng từ ông bà, bố mẹ còn cao hơn nữa.

.

Cuối những năm 90 những nhà nghiên cứu người Canada đã lấy các mẫu đất, nước, sinh vật và thậm chí cả các bào thai bị ảnh hưởng để nghiên cứu…



Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ở các vùng bị nhiễm độc tỉ lệ đioxin trong đất vượt quá mức độ cho phép 13 lần, trong các tế bào cơ thể người – khoảng 20 lần.


Các nhà khoa học Nhật so sánh các vùng nhiễm độc và không bị nhiễm, đã rút ra kết luận ở các vùng nhiễm độc tỉ lệ trẻ em sinh ra bị nguy cơ mắc chứng hở hàm ếch cao gấp 3 lần so với các vùng khác…



hoặc sinh ra bị mắc chứng thừa ngón…



Tỷ lệ mắc các bệnh về chậm phát triển trí tuệ cao gấp 3 lần



Đến năm 1971 Mỹ ngừng việc rải các chất độc xuống Việt Nam do gặp phải sự chống đối của cộng đồng thế giới. Tuy nhiên chúng đã kịp thực hiện khoảng 6000 chuyến bay rải chất độc.



Nguyen Trong Ngan, đại diện cho các nạn nhân chất độc màu da cam, chủ tịch của hội chữ thập đỏ Việt nam đã nói rằng việc rải chất độc hóa học xuống Việt nam thực sự là tội ác.



“Chúng tôi gắng hết sức có thể để giúp đỡ những nạn nhân của chất độc này, những người còn mang trong mình chất độc màu da cam, tuy nhiên khả năng của chúng tôi là có giới hạn” – ông nói.



Năm 2004 những nạn nhân của chất độc này đã đưa công ty sản xuất chất độc này ra tòa án Mỹ. Nguyên đơn thêm vào rằng ảnh hưởng của chất độc này không chỉ phá hoại sức khỏe của con người mà còn cả hệ sinh thái.



Khoản tiền đền bù trong trường hợp thắng kiện có thể lên tới hàng triệu đô la Mỹ.



Năm 2005 tòa án tối cao đã bác bỏ với lý do trong thời gian sử dụng chất độc này không hề vi phạm các công ước Quốc tế. (!!!????). “Không có một cơ sở pháp lý nào trong bộ luật của một đất nước nào trên thế giới hoặc trong một lĩnh vực Quốc tế nào để có thể thực hiện các yêu sách của phía nguyên đơn” – trích trong bản kết luận 233 trang của Tòa án.



“Những người bị bệnh sau khi rải chất độc không đủ để chứng minh rằng chính việc rải chất độc là nguyên nhân gây bệnh” – trích trong kết luận. (Bọn mù, mới có 2 cái tháp đôi bị sập đã kêu oai oái. Cả dân tộc bị nó gây tổn hại thì nó chối thẳng thừng. Viết đến đây mà tức quá)



Một sự kiện khác, năm 1984 các cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam đã đưa công ty này ra tòa do bị ảnh hưởng của chất độc này, và họ đã được đền bù 180 triệu đô.



Quan hệ Việt Mỹ bình thường hóa 10 năm trước song năm 2004 dự án Việt Mỹ nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng chất độc màu da cam đã bị đóng lại.



Người Mỹ đã tìm ra ngân sách để làm sạch các bãi mìn còn sót lại tại Việt Nam. “Họ cũng phải làm như vậy với việc sử dụng chất độc màu da cam” – ông Nguyen Trong Ngan nói.



“Vấn đề này không tự biến mất – nó làm ảnh hưởng đến một số lượng lớn người Việt nam …”

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)