Đôi khi teens nghe bạn bè “xúi dại”, cho những cách tỏ tình dở khóc dở cười. Kết quả là…tình "iu" chẳng thấy, mà người ta thậm chí còn sợ đến “không dám gặp nữa”.
Tỏ tình bằng cách tấn công ồ ạt
Rất nhiều teenboys cho rằng, muốn tỏ tình thành công và gây được sự chú ý cho con gái thì cần “tới…tới và…tới”. Theo nguyên lí của các chàng thì cụ thể là: “Bước đầu tấn công ồ ạt, không cho nghỉ ngơi. Khiến đối phương ngày ngủ, đêm thức cũng phải nghĩ đến mình. Sau đó tạm “vắng bóng”, một thời gian để “đằng ấy” thấy thiếu vắng, rồi nhớ mong và nhận ra tình cảm. Cuối cùng, rút lại bằng cách thẳng thừng bày tỏ. Nếu tất cả các bước trên thành công là đạt.
Nghe thì tưởng chừng đơn giản là thế, nhưng khi thực hiện lại chẳng dễ chút nào. Nếu teens không khéo léo, đôi khi nó lại phản tác dụng. Thậm chí, rất dễ rơi vào tình trạng “công dã tràng”.
Như trường hợp của Hoàng Anh, 17 tuổi. Hoàng Anh thích Mai Liên, cô bạn học cùng lớp đã lâu. Thế là nghe “mấy thằng bạn cùng lớp xúi bẩy”. Anh chàng quyết định lên chiến dịch “tỏ tình”. Biết Mai Liên thích những gì lãng mạn. Thế là lũ bạn bày cho “chàng khờ thủy chung” cách đứng trước cửa nhà đợi nàng mỗi ngày. Và để tăng thêm tính “tự nhiên”, mỗi ngày anh chàng sẽ mua một ly kem, cái bánh hay một món đồ ăn nhẹ nào đó “tẩm bổ cho nàng”.
Lúc đầu nghe tưởng chừng là một kể hoạch thật lãng mạn và khá hoàn hảo, nhưng phải nỗi gia đình Mai Liên rất khó và không muốn Mai Liên quen bạn trai khi còn đi học. Bên cạnh đó, Mai Liên cũng chỉ coi Hoàng Anh như một người bạn bình thường. Thế nên, việc ngày nào Hoàng Anh cũng xuất hiện trước cửa khiến Liên mệt mỏi. Ngoài ra, gia đình Liên cũng cảm thấy phiền phức.
Liên đã vài lần lựa lời nói khéo với Hoàng Anh. Nhưng “chàng khờ”, lại cứ cho rằng “đẹp trai không bằng chai mặt” thế nên vẫn tiếp tục "khủng bố" cô nàng. Cuối cùng, Mai Liên quyết định “tuyệt giao” và tuyên bố không muốn nói chuyện với H.Anh nữa. Lúc bấy giờ, “chàng khờ”, đã nhận ra mình sai…nhưng quá muộn.
Rất nhiều teens rơi vào tình cảnh như Hoàng Anh. Do quá nhiệt thành, muốn bày tỏ tình cảm của mình lại đâm ra làm đối phương “khiếp sợ”. Teens chưa xác định rõ hoàn cảnh và suy nghĩ của đối phương đã vội vàng tới tấp để “tỏ tình” cho bằng được. Vì thế cho nên rầt dễ…khiến đối phương thấy “phiền và mệt mỏi”.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tỏ tình bằng cách lấy lòng …phụ huynh
Ngày nay, các gia đình đa số rất tôn trọng quyết định của con cái. Thậm chí, các ông bố bà mẹ hiện đại, tin tưởng toàn bộ vào lựa chọn của con mình.
Thế nhưng, một số teens vẫn giữ quan niệm “chỉ cần lấy lòng được phụ huynh thì trăm trận trăm thắng. Thế là, teens vừa tấn công “đối phương” kèm theo…tấn công cả “phụ huynh”.
Như trường hợp của Minh Điềm và Mộc Thảo, 19 tuổi. Có được ưu thế là có quen mẹ nàng (do chàng là cán bộ lớp, còn mẹ nàng là hội trưởng hội phụ huynh). Thế là, không chỉ tìm cách lấy lòng Thảo, M Điềm còn tìm đủ mọi cách để “xích gần quan hệ” với gia đình Thảo.
Hằng ngày, Điềm rất nhiệt tình bằng cách mỗi sáng “nhắn tin” cho mẹ Thao chỉ để “Cháu chúc Bác một ngày làm việc thành công”. Hay buổi trưa, không quên nghĩ vụ, chàng lại “Cháu chúc Bác có một bữa trưa ngon miệng”. Thậm chí, chỉ cần thấy đâu đó “lấp ló” bóng dáng của mẹ Thảo là Điềm “bay tới ngay”. Lâu lâu, cuối tuần, mẹ Thảo thường online, để nói chuyện điện thoải với dì ruột của Thảo ở xa, Điềm cũng vào buzz “uỳnh uỳnh”, khiến mẹ Thảo phát choáng lên vì sự nhiệt tình quá mức.
Cho rằng, với lòng nhiệt thành của mình, Điềm có thể khiến Thảo “hiểu tình cảm của mình”, và “gắn kết tình cảm gia đình với Thảo”. Thế nhưng, chính cái sự “nhiệt tình quá mức ấy”, không chỉ khiến Thảo mà còn khiến mẹ Thảo cũng phải “kinh hãi”.
Tỏ tình bằng cách gây shock và rêu rao khắp nơi
Để gây sự chú ý cho “đối phương”, nhiều teens lại nghĩ ra những “quái chiêu” rất lạ. Người ngoài đôi khi nhìn vào cũng phải “giật mình” vì cách “bày tỏ tình cảm lạ” của teens.
Chí Thiện, 17 tuổi và Vân Anh học cùng một lớp. Biết Vân Anh khá dễ thương, được nhiều người theo đuổi, nên Chí Thiện muốn “gây shock cho khác người một tí”. Thay vì đối xử ân cần và quan tâm như bao người khác theo đuổi Vân Anh, Chí Thiện lại chọn cách đối xử thô bạo, để gây được sự “quan tâm của nàng”.
Mỗi ngày, cứ hễ đến giờ vào học là Thiện lại ngồi, “ném giấy” vào chỗ Vân Anh. Giờ ra chơi, thay vì nhẹ nhàng rủ “nàng” đi ăn sáng, chàng đến nơi, “lôi xành xạch nàng đi”. Giờ ra về, cũng chẳng buông tha, chàng chạy xe theo “trêu gẹo cho nàng phát tức lên” rồi chạy thật nhanh đến khi khuất bóng.
Không chỉ thế, Thiện lúc nào cũng đi rêu rao khắp nơi trong lớp những điều vô lí về Vân Anh. Khiến bao phen Vân Anh sững sờ, phải kiếm Thiện để hỏi và “nhờ” anh chàng đính chính sự thật.
Qúa sợ hãi trước cách đối sử của Thiện và cho rằng Thiện “ghét mình”, Vân Anh vẫn đối xử bình thường những mong Thiện thay đổi. Thế nhưng, tưởng rằng đó là ưu thế, Thiện ngày một lấn tới, cho đến khi Vân Anh khóc thét lên xin tha…Chàng mới giật mình.
Kết
Ngoài những cách bày tỏ tình cảm kiểu “kinh hãi” phổ biến như trên, còn rất nhiều cách dở khóc dở cười khác. Nhưng tất cả đều chung một đặc điểm rằng teens “thái quá” và “nhiệt tình quá” khiến đối phương “đỡ không kịp”.
Muốn thể hiện tình cảm của mình, trước tiên, teens nên chú ý và quan tâm đến suy nghĩ của “đối phương”, nên biết rõ đối phương trước khi hành động. Khi cảm thấy không “ổn” thì hãy “dừng lại để tìm cách tốt hơn”, teens nhé.