Ngoài ra, đồng bào đều phó thác việc làm giấy khai sinh của con em mình cho thầy cô giáo. Điển hình như Trường mầm non Sơn Mùa có 262 cháu, trong đó 217 là con em của đồng bào Ca Dong, đều chưa có giấy khai sinh nên giáo viên phải đi làm thay.
Trả lời trên Thanh niên, ông Lê Hoài Thạnh - Trưởng phòng Giáo dục huyện Sơn Tây cho rằng việc đặt tên con là do sở thích của phụ huynh nên không thể cấm đoán. Tuy nhiên, chính quyền các xã và đoàn thể cần đẩy mạnh việc vận động đồng bào Ca Dong làm giấy khai sinh và đặt tên con phù hợp với bản sắc văn hóa.
Trước đó, báo chí cũng phản ánh tình trạng đồng bào Cơtu ở xã A Tiêng, huyện miền núi cao Tây Giang, Quảng Nam đua nhau đăng ký đặt trên con theo kiểu họ Cơtu, tên Hàn Quốc. Cụ thể, do yêu thích diễn viên các phim Hàn Quốc trên truyền hình (như Mối tình đầu) nên con em đồng bào có những cái tên như Phơloong San Diu, Riah Thị Su U, Briu Thị Hy Su, Pơloong San Ốc, Pơloong Hiên U…
Thậm chí tại làng văn hóa Zơ-rượt (xã A Tiêng), thôn Apat (xã A Vương), nhiều người dân còn chọn tên con theo các hãng xe như Bhơnước Yamaha…