“Núi đôi” là vấn đề quan tâm hằng ngày của XX đúng không? Nhưng xoay quanh “nó” có khối chuyện thú vị và hóa ra “nó” vô cùng đáng yêu đấy.
Núi đôi cũng có “ngày ấy”
Sự thay đổi hoóc môn khiến cho mô ngực thay đổi hàng tuần. Vào thời điểm sau ngày “đèn đỏ", “lớp đất trên núi” trở nên màu mỡ nhờ lượng hoóc môn đạt đỉnh điểm. Giai đoạn giữa chu kỳ, “đỉnh núi” trở nên đặc biệt nhạy cảm do hoóc môn oestrogen tăng đột biến. Cuối cùng, một tuần trước và trong những ngày ấy, progesterone khiến “núi” sưng lên, đau và hơi khó chịu.
“Núi” được bao bọc bởi một “làn sương mỏng”
Làn da ở khu vực này mỏng hơn, nhạy cảm hơn và dễ bị khô hơn so với những vùng da khác trên cơ thể. Để khắc phục, bạn nên thường xuyên chăm sóc núi đôi bằng cách thoa kem dưỡng ẩm có thành phần săn chắc để kích thích sự phát triển của collagen và elastin; bôi kem chống nắng chứa retinal để giảm bớt quá trình lão hóa làn da.
“Đỉnh núi” cũng cần được quan tâm hợp lý bởi vì nó rất hay bị khô. Hằng ngày nên thoa kem dưỡng ẩm để “ngôi nhà nhỏ” của bạn luôn tươi mát nhé.
“Núi” đôi khi cũng rất “rậm rạp”
Không phải núi nào cũng là “đất trống đồi trọc” đâu, đôi khi có những “núi” rất rậm rạp bạn ạ. Nguyên nhận của hiện tượng này là bởi hầu hết các XX chúng mình đều có ít nhiều những sợi lông ương ngạnh. Có người thì chỉ lơ thơ vài ba sợi những cũng có người sở hữu đến hàng chục sợi lông. Đặc biệt, núi thường có xu hướng “rậm” hơn ở vùng gần “đỉnh núi”. Nếu như mật độ vi ô lông quá rậm rạp ảnh hưởng đến thẩm mĩ và quá trình nuôi baby sau này, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của waxing.
“Núi đôi” không thích nắng
Áo tắm của bạn không đủ dày dặn để bảo vệ làn da ngực trước ánh nắng chói chang khi đi biển mùa hè. Chính vì thế, cần thoa kem chống nắng SPF 15 để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím mỗi lần mặc bikini hoặc áo trễ cổ bạn nha. Nếu không chống nắng cho “núi đôi”, những nếp nhăn và vết thâm sẽ tấn công ngay lập tức.
“Núi” không thích mồ hôi
Ở một số bạn, mụn trứng cá thường rất thích tập chung xung quanh vùng núi đôi, lý do là khu vực bên trên và ở “thung lũng” giữa hai trái núi tập trung rất nhiều tuyến nhờn. Vì thế bụi bẩn và kéo theo là các loại vi khuẩn thường “trú chân” nơi đây. Để loại bỏ những tên mụn đáng ghét này, bạn nên vệ sinh vùng núi hằng ngày, đặc biệt là sau khi tập thể thao. Áo ngực thấm mồ hôi phải được thay ngay, bạn nhé.
“Núi đôi” rất ghét chạy nhảy
Cấu tạo của núi đôi là các lớp cơ và không hề có các khung xương “gáng đỡ” nên khi bạn chạy bộ và tập aerobic sẽ khiến cho núi đôi “nảy tưng tưng” và mất dần tính đàn hồi. Chính vì vậy, khi tập thể thao, bạn nên mặc áo ngực thể thao có khung đỡ và miếng lót nệm vững chắc. Nhờ đó, “núi” sẽ không “chạy” lung tung và cũng tránh bị tổn thương về sau.
“Núi” lớn hay nhỏ là do di truyền
Rất nhiều bạn thắc mắc là tại sao các cô người mẫu trên tivi hay ngay đứa bạn thân của tớ có núi “phì nhiêu” thế, còn của tớ thì rất chi là “màn hình phẳng”. Tuy nhiên, thắc mắc không giúp cải thiện được tình hình nhiều đâu bạn ạ, vì núi to hay nhỏ là do …di truyền. Bạn nên “thuận theo tự nhiên” nhé, vì dù sao mỗi kiểu “núi đồi” lại có vẻ đẹp khác nhau đúng không nào? Tuy nhiên, một số môn thể dục như chống đẩy cũng giúp bạn cải thiện tình hình “đồi núi” đôi chút đấy.
“Núi” bên phải thường lớn hơn
Bạn có để ý rằng trong hai “trái núi” thì núi bên phải thường lớn hơn không? Đúng thế đấy bạn ạ. Do tay phải thường hoạt động nhiều hơn nên núi bên phải của bạn sẽ lớn hơn. Sự khác biệt có khi là rõ ràng, nhưng cũng có lúc rất nhỏ. Nếu sự khác biệt này rõ rệt, bạn nên tập luyện sử dụng cánh tay trái nhiều hơn để lấy lại sự cân bằng tương đối giữa hai trái núi bạn nhé.