[size=6]Sloop[/size]
[justify]Đây là loại tàu nổi tiếng nhất của cướp biển vùng Caribbean và Đại Tây Dương vào cuối những năm 1600. Với rầm neo buồm lớn, nó rất linh hoạt với nhiều hướng gió khác nhau. Chiều dài của tàu khoảng từ 10-20m và tốc độ tối đa có thể đạt 10 hải lý/giờ. Tàu có sức chứa 20-70 người cùng 15 khẩu súng thần công. Thân tàu cũng rất dễ di chuyển khi bị sét hoặc các tàu đối thủ tấn công. Hơn nữa, chiều rộng của tàu chỉ 3m giúp nó có thể nhanh chóng trú ẩn an toàn trong các khe hẹp.[/justify]
[size=6]Schooner[/size]
[justify]Loại tàu có 2 cột buồm này cũng được cướp biển vùng Caribbean và Đại Tây Dương rất yêu thích. Tốc độ tàu nhanh, độ di động tốt và được trang bị tới 12 khẩu súng thần công. Sức chứa của tàu lên tới 75-100 người và chiều rộng chỉ khoảng gần 2m khiến cho việc trú ẩn khá thuận lợi dù không thể chở nhiều của cải hay kho báu.[/justify]
[size=6]Brigantine[/size]
[justify]Những cướp biển vùng Địa Trung Hải rất hay sử dụng loại tàu hai cột buồm này do nó có thể chiến đấu trong điều kiện trời ít gió. Những cánh buồm của tàu có thể cơ động sắp xếp theo nhiều vị trí phù hợp cho di chuyển và chiến đấu. Tàu Brigantine dài và có khối lượng lớn hơn các loại tàu khác nên nó được ưu tiên sử dụng trong những trận chiến kéo dài. Tàu có chiều dài khoảng 30-35m, chiều rộng khoảng 8-10m và chiều cao từ 3-6m.[/justify]
[size=6]Galley[/size]
[justify]Đây là phương tiện ưa thích của những cướp biển Barbary vùng Địa Trung Hải những năm 1500. Sức mạnh của con tàu đến từ 30 mái chèo được vận hành bởi các thủy thủ. Các cánh buồm chỉ tham gia lực đẩy phụ cho con tàu. Trên tàu chỉ có 1 số súng thần công phục vụ cho chiến đấu cùng với hơn 100 cướp biển.[/justify]
[size=6]Junk[/size]
[justify]Junk được các cướp biển phía Đông sử dụng qua nhiều thế kỷ. Với cột buồm vững chãi, bánh lái có thể điều chỉnh độ cao, tàu dài từ 15-30m và có thể chứa được khá nhiều súng thần công. Đây được cho là loại tàu biển ưu việt “bất khả chiến bại” do người Trung Quốc sáng tạo có thể vượt qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên biển mà vẫn đảm bảo an toàn cho những người trên tàu.[/justify]
[size=6]Thuyền trưởng Blackbeard và kho báu khổng lồ[/size]
Kho báu khai quật được ngoài khơi biển Beaufort
[justify]Thuyền trưởng Edward Teach hay còn gọi là Blackbeard đã đánh chiếm một con tàu nô lệ của Pháp có tên gọi Concorde năm 1717 và lập nên đội cướp biển của riêng mình. Đội cướp biển của ông đã trở thành đội hùng mạnh nhất trong lịch sử cướp biển nước Mỹ.[/justify]
[justify]Vào tháng 5/1718, Blackbeard tấn công cảng Charleston và chiếm được 5 tàu chở hàng. Sau đó, ông bất ngờ giết bớt gần một nửa thuỷ thủ đoàn của mình để chiếm giữ của cải tại Topsail. Do con tàu bị hỏng nặng, cuối cùng Blackbeard đành bỏ lại tàu Concorde và tìm một con tàu khác.[/justify]
[justify]Tới năm 1997, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ngoài khơi bờ biển Beaufort, Bắc California xác con tàu và toàn bộ kho báu khổng lồ của Blackbeard dưới đáy biển sâu. Kho báu này sau đó được trao tặng cho bang North Carolina và được mệnh danh là kho báu lớn nhất thế kỷ 20.[/justify]
[size=6]Thuyền trưởng Kidd và con tàu Adventure Galley[/size]
Mô hình tàu Adventure Galley
[justify]Thuyền trưởng William Kid, người vốn là một thủy thủ Scotland đã được đô đốc New York Robert Livingston giao quyền chỉ huy con tàu Adventure Galley với nhiệm vụ chiến đấu chống lại cướp biển Anh dọc vùng biển Đông Ấn đồng thời thu thập các tài sản và kho báu của cướp biển cho chính phủ Mỹ.[/justify]
[justify]Tàu Adventure Galley nặng 287 tấn chứa 34 súng thần công và 23 mái chèo là con tàu tối tân có thể chiến đấu trong cả điều kiện trời lặng gió. Con tàu kiêu hãnh giương buồm ra khơi với hy vọng sẽ bất bại, tuy nhiên Kidd nhận ra rằng việc đối đầu với những tên cướp biển khó hơn ông tưởng, ông quyết định trả lại toàn bộ các khoản đầu tư của chính phủ Mỹ và quay lại… tấn công các tàu đồng minh. Tới năm 1698, Kidd rời bỏ con tàu Galley do hư hỏng nặng tại Madagasca. Ông vẫn cầu xin một sự tha thứ từ Livingston nhưng khi ông trở lại London, Kidd bị đưa ra xét xử và bị khép tội cướp biển. Ông bị hành quyết vào năm 1701.[/justify]
[size=6]Bartholomew Roberts và đội tàu Royal Fortune[/size]
[justify]Thuyền trưởng nổi tiếng cuối cùng được nhắc tới chính là thuyền trưởng Black Bart cùng đội tàu Royal Fortune. Con tàu đầu tiên được Bart đánh chiếm là 1 con tàu brigantine của Pháp năm 1720. Ông trang bị 26 súng thần công cho con tàu này và mang nó tới Caribbean. Không lâu sau, ông tiếp tục đánh chiếm một tàu chiến Anh cho chính quyền Martinique và đổi tên nó thành tàu Royal Fortune thứ 2, chọn nó làm tàu tiên phong cho đội tàu của mình. Tới Tây Phi, Bart thừa thắng đánh tàu Onslow và tiếp tục bổ sung vào đội Royal Fortune thành viên thứ 3. Tổng cộng đã có hơn 400 con tàu ngoài khơi Tây Phi, Canada và Caribbean đã bị Bart đánh chiếm từ năm 1719 đến năm 1722. Mãi tới 10/2/1722, con tàu cuối cùng của Bart mới bị tàu chiến HMS Swallow của Anh đánh đắm. Black Bart được mệnh danh là cướp biển hào hoa và thành công nhất trong kỷ nguyên vàng của “nghề” cướp biển.[/justify]
[justify] [/justify]