Erik Rue, 42 tuổi, đã chụp được ảnh con cá heo màu hồng này - thực chất là bị bệnh bạch tạng - tại hồ Calcasieu ở phía bắc vịnh Mexico, miền tây nam nước Mỹ. Con cá hoàn toàn màu hồng từ đầu đến chân, mắt của nó có màu đỏ.
Châu chấu hồng
Mang một cái tên thật đáng yêu đứng đầu trong danh sách côn trùng: châu chấu Katydid. Hay có thể nói một cách khác: châu chấu katydids hồng. Thành viên của họ châu chấu râu dài này dường như không muốn ai thấy mình, nhưng lại chẳng bận tâm có ai điếc tai vì mình không. Màu hồng của loài châu chấu katydids phụ thuộc vào điều kiện gọi là màu da, sắc tố đỏ khác thường đó có thể ảnh hưởng tới da của động vật, cơ thể hay long, tóc và cả những vỏ trứng. Đó là nguyên nhân của chế độ ăn uống hay sự biến đổi gen của các loài khác. Ở châu chấu Katydids, màu hồng có thể là một kiểu ngụy trang có thể giấu chúng dưới những cây màu đỏ hay màu hồng.
Ếch màu hồng
Các nhà khoa học Panama đã phát hiện một loài ếch mới tại nước này. Loài ếch này mang màu hồng rất đẹp, có kích thước 22 cm, hiện chưa được đặt tên và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài màu sắc đặc biệt, loài ếch hồng còn mang trên da một số loài nấm độc ngăn cản sự hô hấp qua da.
Loài cự đà màu hồng quý hiếm
Nhóm các nhà nghiên cứu người Ecuador và Italia là những người phát hiện ra loại cự đà màu hồng quý hiếm này trên hòn đảo Galapago. Lúc đầu các nhà khoa học cứ nghĩ rằng loại cự đà màu hồng với những đốm đen xung quanh mình có vấn đề về màu da. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ hơn thì các chuyên gia cho rằng màu hồng là màu da tự nhiên của nó. Cự đà màu hồng có chiều dài khoảng 1,8m, nhưng không giống như các con cự đà khác, loại vật này không có xương sống ở sau lưng. Con cự đà màu hồng đầu tiên được phát hiện năm 1986. Nhiều năm sau, các nhà khoa học kết luận đây là loại vật quý hiếm.
Rết màu hồng rực rỡ
Rết hồng hay còn gọi là rết rồng (Desmoxytes purpurosea) được các nhà khoa học phát hiện năm 2007 tại Thái Lan. Theo giới nghiên cứu, màu đỏ của loài này là lời cảnh báo đối với những đối thủ muốn ăn thịt chúng. Rết rồng có những tuyến có thể tạo ra chất độc xyanua (cyanide) để tự vệ.
Chuồn chuồn hồng
Ai nói màu hồng chỉ dành cho con gái? Giống đực của loài chuồn chuồn hồng sẫm (Orthemis ferruginea) tiêu biểu của một cơ thể có màu hồng rực rỡ trong khi giống cái lại ưa màu cam hơn. Chuồn chuồn càng trẻ, chúng càng có màu hồng rực hơn, giống đực khi trưởng thành sẽ có một màu xanh hơn. Chuồn chuồn hồng sẫm thường phổ biến ở khu vực châu Mỹ và có thể tìm ở bất cứ đâu từ nước Mỹ cho tới Chi lê.
Mèo bỗng nhiên đổi lông màu hồng
Ông Philip Worth và bà Joan không thể tin vào mắt mình khi chú mèo trắng 9 tuổi Brumas của họ vừa mới trải qua một sự biến đối kỳ lạ. Chỉ sau vài tiếng ra ngoài, Brumas trở về với bộ lông màu hồng sáng trông rất đẹp. Toàn bộ 2 tai, đầu và mình của chú đều biến thành màu hồng, chỉ có phần chân và bụng là không thay đổi. Rất lo lắng, gia đình nhà Worth đã mang chú mèo của mình đến bác sĩ thú y nhưng họ không thể tìm ra nguyên giải thích hiện tượng này. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, chú mèo hoàn toàn bình thường và sự thay đổi màu sắc này là vô hại.