Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)
ISS là một tổ hợp công trình phục vụ cho nghiên cứu không gian, được phát triển với sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản),CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu). Có thông tin cho rằng, Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm của họ đối với dự án, đặc biệt nếu họ được phép hợp tác với RKA, tuy nhiên nước này vẫn chưa được mời tham gia.[/size]
[size=3][/size] |
Công trình này đồ sộ đến nỗi người ta có thể quan sát nó bằng mắt thường từ mặt đất. Nó cũng là dự án tốn kém nhất trong lịch sử nghiên cứu không gian, chỉ tính riêng phần của Mỹ thì chính phủ nước này đã chi cho ISS tới 100 tỷ USD.
Đập Tam Hiệp
Được đánh giá là Vạn Lý Trường Thành trên sông Dương Tử, là biểu tượng của sự kiêu hãnh, lòng tự hào và là minh chứng hùng hồn rằng con người có thể chinh phục được thiên nhiên dù có khó khăn đến đâu đi nữa. Một công trình mất tới hơn 90 năm lên kế hoạch và được hoàn thành vào năm 2009 sau 15 năm lao động cật lực của 20.000 nhân công. Đó chính là đập Tam Hiệp, công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới.[/size]
[size=3][/size] |
Sau khi con đập được hoàn thành và đi vào sử dụng, chính phủ Trung Quốc lại phải đối mặt với nhiều khó khăn mới cần giải quyết như tái định cư người dân, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ thảm họa môi trường, sinh thái.
Big Dig
Sau gần 15 năm xây dựng, dự án xây dựng công cộng phức tạp nhất và tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ, với tổng chi phí 14,6 tỷ USD, đã đi vào hoạt động vào năm 2005. Công trình này là nỗ lực của thủ phủ Boston (bang Massachusset, Mỹ) nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tắc nghẽn giao thông kinh niên tại đây.
Vào năm 1991, “dự án thế kỷ” này được khởi công xây dựng, mang tên là “Big Dig”.[/size]
[size=3][/size] |
Nan giải nhất đối với Big Dig là việc xây dựng những đoạn đường ngầm trong lòng thành phố, bởi lẽ chúng phải chạy dưới những con đường vẫn đang hoạt động tấp nập ở trên, hoặc dưới những tòa nhà hoặc hàng loạt hệ thống công trình ngầm khác. Để không làm ảnh hưởng tới chúng, người ta phải xây cái gọi là “Slurry Walls” - những bức vách ngăn đặc biệt từ những khối bê tông dầy.
Nơi nào “Slurry Walls” không có tác dụng, thì vùng đất nơi đó được làm đông cứng lại: người ta đưa những đường ống vào lòng đất, sau đó bơm dung dịch muối lạnh vào cho tới khi cả vùng đất đó cứng lại như một tảng băng khổng lồ, sau đó mới khoan đất đá để đưa những khối hầm đúc sẵn vào lòng đất.
Một thành tựu đáng ghi nhận khác của Big Dig là cầu Leonard P.Zakim, cầu treo dây văng rộng nhất thế giới (10 làn).
Đó cũng là lý do vì sao theo kế hoạch ban đầu, Big Dig sẽ hoàn thành vào năm 1998 với tổng kinh phí 2,6 tỷ USD, nhưng cuối cùng đến tận năm 2005 nó mới được hoàn tất với mức chi phí lên tới 14,6 tỷ USD!
Kênh đào Arabian (Dubai)
Các dự án xây dựng ở vương quốc Dubai đều rất "hoành tráng” về tầm vóc và táo bạo về ý tưởng. Không nằm ngoài đặc điểm đó, dự án xây kênh đào Dubai dài 75km trị giá 11 tỷ USD được xem là kênh đào lớn nhất Trung Đông kể từ khi kênh đào Suez (dài 163km) được khởi công vào năm 1859.
Với chiều rộng 150m, sâu 6m, kênh đào này cho phép tàu bè có chiều dài tới 40m lưu thông dễ dàng.[/size]
[size=3][/size] |
Song song với kênh đào này, chính phủ Dubai cũng chi đến 50 tỷ USD để xây dựng các thành phố cao cấp dọc theo tuyến kênh đào. Giám đốc của Limitless tự hào cho biết, khi hoàn tất, kênh đào Arabian chắc chắn sẽ là một kỳ quan của ngành xây dựng.
Kênh đào Panama
Nhiều người đã gọi kênh đào Panama là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Đây là kênh đào cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất từng được thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến việc vận tải giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng ở điểm cực nam của Nam Mỹ.[/size]
[size=3][/size] |
Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax. Hiện nay, một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, do đó người ta đang có kế hoạch mở rộng tuyến kênh đào này để phục vụ nhu cầu của vận tải biển ngày một gia tăng.
Dự án mở rộng kênh đào Panama trị giá hơn 5 tỷ USD đã chính thức được khởi công vào năm 2007. Đây là dự án nâng cấp, mở rộng quy mô lớn nhất kể từ khi con kênh đào này được đưa vào sử dụng cách đây 93 năm.
Dự án đường hầm xuyên eo biển Bering
Ý tưởng xây dựng đường hầm qua eo biển Bering nối lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ bằng một đường xe lửa xuyên lục địa nảy sinh hơn 100 năm trước đây. Từ trước đến nay, việc đi từ Nga sang Mỹ chỉ được thực hiện bằng đường không hoặc đường thủy. Tuy nhiên, các nhà khoa học ở cả hai phía đại dương đều khẳng định rằng, ngoài đường không và đường biển, sẽ có thêm đường sắt và đường bộ. Để thực hiện được điều này chỉ cần nối Chukhotka (phía Nga) và Alaska (thuộc Mỹ) bằng một đường hầm qua eo biển Bering. Điều khiến người ta nghi ngại là để thực hiện được kế hoạch này cần một chi phí khổng lồ (ước tính đến 200 tỷ đô-la).[/size]
[size=3][/size] |
Tại sao lại xây đường hầm mà không phải là một chiếc cầu? Do nhiệt độ lạnh giá tại khu vực này sẽ hạn chế giao thông bằng cầu trong suốt 7 tháng trong năm. Tuy nhiên, một khó khăn lớn khác trong việc triển khai dự án này, đó là điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến cho việc thi công chỉ có thể thực hiện được trong 4-5 tháng trong năm.
Đường bộ xuyên Đại Tây Dương[/size]
[size=3][/size] |
Thành phố trên “mây”
Với những thách thức về mặt dân số và chỗ ở tại các đô thị lớn hiện nay, ý tưởng xây dựng những thành phố trên không thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Về mặt lý thuyết, những thành phố trên không này sẽ giảm tải mật độ dân số ở những đô thị lớn; và những kiến trúc sư cũng như kỹ sư có tâm huyết với ý tưởng này đang cố gắng biến ý tưởng táo bạo này thành hiện thực.[/size]
[size=3][/size] |