[justify]1. Trận chiến Taranto[/justify] Tàu MS Illustrious tham chiến trong trận Taranto Thời gian: 11 - 12/11/1940. Địa điểm: Taranto, Italia. Nước tham chiến: Anh và Italia. Tàu sân bay: Anh: 1 tàu hạm đội (HMS Illustrious). Kết quả: Trong trận chiến này, Hải quân Hoàng gia Anh đã phát động cuộc tấn công hải quân tàu đối tàu bằng không quân đầu tiên trong lịch sử qua việc chỉ sử dụng một số lượng nhỏ máy bay thả thủy lôi từ một tàu sân bay trên biển Địa Trung Hải. Kết quả, Hải quân Hoàng gia Anh đã giành chiến thắng vang dội còn Italia mất một nửa sức mạnh hải quân chỉ trong một đêm. |
2. Trận chiến Trân Châu Cảng Máy bay Hải quân Nhật Bản chuẩn bị cất cánh từ một tàu sân bay (được cho là Shokaku) để tấn công Trân Châu Cảng sáng 7/12/1941 Thời gian: 7/12/1941. Địa điểm: Trân Châu Cảng, Hawaii. Nước tham chiến: Nhật Bản và Mỹ. Tàu sân bay: Nhật Bản: 6 tàu hạm đội (Akagi, Kaga, Soryu, Hiryu, Shokaku, và Zuikaku). Kết quả: Cuộc tấn công quân sự của Nhật Bản đã làm đắm 4 tàu chiến Mỹ và 2 tàu khu trục, làm thiện hại rất nhiều tàu chiến và khiến 2.000 lính Mỹ tử trận. Đây là một cú sốc lớn đối với người Mỹ, là nguyên nhân trực tiếp khiến Mỹ tham gia chiến tranh thế giới lần thứ Hai ở cả hai mặt trận Thái Bình Dương và châu Âu. |
3. Trận đột kích Doolittle Máy bay ném bom B-25B của Không quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Hornet (CV-8) lúc mở màn trận đột kích Thời gian: 18/4/1942. Địa điểm: Tokyo và một số thành phố khác của Nhật Bản. Nước tham chiến: Mỹ và Nhật Bản. Tàu sân bay: Mỹ: 2 tàu hạm đội (USS Hornet và Enterprise). Kết quả: Đây là trận đột kích không quân đầu tiên của Mỹ tấn công các đảo của Nhật trong chiến tranh Thế giới thứ Hai. Sau trận đột kích, hầu hết phi công B-25 rơi xuống Trung Quốc cuối cùng đều an toàn do được người dân và binh lính nước này giúp đỡ. |
4. Trận chiến Biển San Hô Tàu sân bay Shoho của Nhật Bản bị đánh thủy lôi trong đợt tấn công sáng 7/5/1942 Thời gian: 4 – 8/5/1942. Địa điểm: Biển San Hô (Coral Sea), Australia. Nước tham chiến: Nhật Bản và quân đồng minh (Mỹ và Australia). Tàu sân bay: Nhật Bản: 2 tàu hạm đội (Shokaku và Zuikaku) và 1 tàu hạm đội hạng nhẹ (Shoho); Mỹ 2 tàu hạm đội (USS Lexington và Yorktown). Kết quả: Dù Nhật Bản giành chiến thắng về mặt chiến thuật nếu so sánh số tàu bị đắm nhưng trận chiến này lại được xem là chiến thắng mang tính chiến lược đối với quân Đồng minh. Quan trọng hơn, các tàu hạm đội của Nhật là Shokaku và Zuikaku, một bị hỏng còn chiếc kia không thể tham gia Trận chiến Midway, một đóng góp rất đáng kể cho chiến thắng của Mỹ trong trận chiến này. |
5. Trận chiến Midway USS Yorktown bị tấn công trong trận chiến Midway Thời gian: 4 – 7/6/1942. Địa điểm: Đảo san hô Midway, một khu vực chưa hợp nhất của Mỹ. Nước tham chiến: Nhật và Mỹ. Tàu sân bay: Nhật Bản: 4 tàu hạm đội (Akagi, Kaga, Hiryu và Soryu); Mỹ: 3 tàu hạm đội (USS Yorktown, Enterprise và Hornet). Kết quả: Đây được nhìn nhận như trận chiến hải quân quan trọng nhất trong Chiến dịch Thái Bình Dương ở Thế chiến thứ Hai. Trận chiến được chứng minh là chiến thắng quyết định cho Hải quân Mỹ trong khi Hải quân Đế quốc Nhật thiệt hại cả 4 tàu hạm đội. |
6. Trận chiến Đông Solomons USS Wasp hoạt động tại Nam Thái Bình Dương trong trận chiến Đông Solomons Thời gian: 24 – 25/8/1942. Địa điểm: Đảo Solomon, châu Đại Dương. Nước tham chiến: Nhật Bản và quân Đồng minh (Mỹ, Úc). Tàu sân bay: Nhật Bản: 2 tàu hạm đội (Shokaku và Zuikaku) và 1 tàu hạm đội nhẹ (Ryujo); Mỹ: 2 tàu hạm đội (USS Enterprise và Saratoga). Kết quả: Đây là trận chiến mà Mỹ được xem là đã giành chiến thắng cả về mặt chiến thuật và chiến lược vì Nhật Bản đã mất 1 tàu hạng nhẹ, nhiều tàu chiến, máy bay, phi công và kế hoạch tăng cường quân tới Guadalcanal của Nhật đã phải hoãn lại. |
7. Trận chiến Đảo Santa Cruz USS Hornet tham gia trong trận chiến Đảo Santa Cruz Thời gian: 25 – 27/10/1942. Địa điểm: Đảo Santa Cruz, Tây Nam Thái Bình Dương. Nước tham chiến: Nhật và Mỹ. Tàu sân bay: Nhật Bản: 2 tàu hạm đội (Shokaku và Zuikaku) và 1 tàu hạm đội hạng nhẹ (Zuiho); Mỹ: 2 tàu hạm đội (USS Enterprise và Hornet). Kết quả: Đây là trận chiến tàu sân bay thứ 4 trong Chiến dịch Thái Bình Dương ở Thế chiến thứ Hai. Sau trận chiến, Nhật giành chiến thắng chiến thuật với hai tàu sân bay bị hư hại trong khi Hải quân Mỹ bị mất tàu Hornet còn tàu Enterprise bị hỏng nặng. |
8. Trận chiến Biển Philippines Bom rơi gần tàu sân bay USS Bunker Hill trong trận chiến Biển Pillippines Thời gian: 19 – 20/6/1944. Địa điểm: Đảo Mariana, Biển Philippines. Nước tham chiến: Mỹ và Nhật Bản. Tàu sân bay: Mỹ: 7 tàu hạm đội (USS Hornet, Yorktown, Bunker Hill, Wasp, Enterprise, Lexington, Essex) và 8 tàu sân bay hạm đội hạng nhẹ (Belleau Wood, Bataan, Monterey, Cabot, Princeton, San Jacinto, Cowpens, Langley); Nhật Bản: 5 tàu sân bay hạm đội (Taiho, Zuikaku, Shokaku, Junyo, Hiyo) và 4 tàu sân bay hạng nhẹ (Chitose, Chiyoda, Zuiho, Ryuho). Kết quả: Cho đến nay, đây là trận chiến “tàu sân bay chống tàu sân bay” lớn nhất trong lịch sử. Trận chiến đã khiến Hải quân Đế quốc Nhật thiệt hại thảm bại: 3 tàu sân bay, khoảng 550 - 645 máy bay và hàng trăm phi công. |
9. Trận chiến Vịnh Leyte Tàu sân bay hạng nhẹ USS Princeton đang bốc cháy trong trận chiến Vịnh Leyte Thời gian: 23 – 26/10/1944. Địa điểm: Vịnh Leyte, Đông Philippines. Nước tham chiến: Các nước đồng minh (Mỹ, Anh) và Nhật Bản. Tàu sân bay: Mỹ: 9 tàu hạm đội (USS Intrepid, Hornet, Franklin, Lexington, Bunker Hill, Wasp, Hancock, Enterprise, Essex) và 8 tàu hạm đội hạng nhẹ (Independence, Princeton, Belleau Wood, Cowpens, Monterey, Langley, Cabot, San Jacinto); Nhật Bản: 1 tàu hạm đội (Zuikaku) và 3 tàu hạm đội hạng nhẹ (Zuiho, Chitose và Chiyoda). Kết quả: Với tổng số 21 tàu sân bay tham chiến, trận chiến này được xem là cuộc chiến tranh hải quân lớn nhất trong Thế chiến thứ Hai. Sau một thời gian giao chiến, quân Đồng minh đã giành chiến thắng trong khi Hải quân Đế quốc Nhật phải chịu thiệt hại nặng nề với hậu quả cả 4 tàu sân bay của nước này đều bị đánh chìm. |
10. Trận chiến Falkland HMS Invincible neo đậu ngoài khơi cảng Stanley trước khi rời Falkland về Anh Thời gian: 2/4 – 14/6/1982. Địa điểm: Đảo Falkland, Nam Đại Tây Dương. Nước tham chiến: Anh và Argentina. Tàu sân bay: Anh: 2 tàu sân bay (HMS Hermes và Invincible); Argentina: 1 tàu sân bay (tàu "25 tháng Năm”). Kết quả: Sau 74 ngày giao chiến, Argentina đầu hàng khiến Anh giành lại được quyền sở hữu đảo Falkland. Việc sử dụng 2 tàu sân bay cho phép Hải quân Hoàng gia Anh thực hiện các cuộc tấn công đổ bộ lấy lại đảo sau khi bị các lực lượng vũ trang Argentina xâm chiếm. |