Các thành phần của món ăn này như chả, thịt nướng, nước chấm, đồ chua, các loại rau… đều giữ được hình thức và hương vị. Chính điều đó đã giúp cho các quán bún chả ở Sài Gòn dù nằm ngoài đường lớn hay trong hẻm nhỏ đều thu hút rất đông thực khách.
Bún chả được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, hương vị lại đậm đà, thơm ngon. Ảnh: Khánh Hòa. |
Để làm được điều đó, chủ quán phải nướng chả trên than củi với một lượng than vừa đủ. Trong quá trình nướng phải luôn phe phẩy quạt để giữ được lửa ổn định, giúp cho từng viên chả vừa chín vàng mà không bị cháy đen. Đây chính là cách nướng chả phổ biến của những hàng bún chả rong trên phố Hà Nội xưa.
Nước chan ăn kèm với vị ngọt nhẹ rất vừa phải thấm vào từng nguyên liệu. Ảnh: Khánh Hòa. |
Nước mắm được pha rất đúng vị, không có cái vị mặn gắt của nước mắm, không quá ngọt theo vị miền Nam. Quán chỉ bán từ 10h30 đến khoảng 13h nên nhiều thực khách phải đi ăn món khác vì hết hàng.
Muốn có những viên chả chín vàng, mềm ngon thì phải nướng trên than củi với một thời lượng thích hợp. Ảnh: Khánh Hòa. |
Bún chả ở đây hấp dẫn với mùi thơm quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm pha vừa ăn, những lát đu đủ xanh, cà rốt ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng. Cùng với đó là đĩa rau sống đặc trưng miền Bắc như: kinh giới, húng quế, rau muống… làm tăng hương vị cho món ăn dân dã này.
Ngoài 3 địa điểm trên, những quán bún chả trong khu vực chợ Phạm Văn Hai, chợ ông Tạ (quận Tân Bình) hay quán trên đường Trương Định (quận 1)… cũng là địa chỉ quen thuộc đối với thực khách mê món ăn thơm ngon, đậm đà này.