Tin tức - pháp luật 2012-05-18 23:20:19

Những hình ảnh về bộ đội Tank thiết giáp.


Những 'viên gạch' đầu tiên của lực lượng Tăng - Thiết giáp VN

Những năm đầu thành lập lực lượng tăng - thiết giáp, chúng ta chủ yếu trang bị xe tăng T-34-85, PT-76, mãi sau này mới có thêm một số ít T-54.

[justify][justify]Bộ ảnh hiếm tăng - thiết giáp Việt Nam trong chiến tranh (kỳ 1)
[/justify]

[justify]Bộ ảnh sau đây đăng trên trang mạng Nga tập hợp nhiều hình ảnh hiếm về bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ những ngày đầu thành lập tới thời điểm ngày 30/4/1975.

Sau đây, Đất Việt xin giới thiệu tới bạn đọc một số hình ảnh:


Trong bộ ảnh, ngoài một số hình ảnh hoạt động huấn luyện làm chủ trang bị khí tài bộ đội tăng – thiết giáp.

Bộ ảnh tập trung vào giới thiệu giai đoạn bộ đội tăng chiến đấu trong chiến dịch Xuân Hè 1972 – cuộc tiến công chiến lược tập trung nhiều chiến dịch qui mô lớn (ba chiến dịch: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên và Nguyễn Huệ) hiệp đồng binh chủng tiến công sâu vào hệ thống ngự VNCH ở các hướng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng khu V và khu III.

Ngoài ra, bộ ảnh sẽ cung cấp nhiều tư liệu hiếm về hoạt động chiến đấu của xe tăng T-34-85 huyền thoại trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Dưới đây là một vài hình ảnh bộ đội tăng - thiết giáp những năm đầu thành lập tới trước chiến dịch Xuân Hè 1972:
[/justify]

[justify]Chủ tịch Hồ chí Minh đứng trên xe GAZ-69 duyệt chào cán bộ chiến sĩ thuộc Đại đội thiết giáp đầu tiên của Quân đội Nhân dận Việt Nam.

Đơn vị này được trang bị xe thiết giáp hạng nhẹ M-8 và M-3. Những chiếc xe này được trang bị súng Browning M2 cỡ nòng 12,7mm. Loại này có thể là chiến lợi phẩm thu được của quân Pháp.

Những người lính này đang đội chiếc mũ tăng theo kiểu Liên Xô và cầm khẩu tiểu liên PPS-43.[/justify]

[justify]Trung đoàn tăng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đoàn 202 được thành lập ngày 5/10/1959. Ban đầu đơn vị chủ yếu trang bị xe tăng T-34-85 và pháo tự hành SU-76. Trong ảnh, bộ đội tăng đang thực hành huấn luyện lái xe tăng T-34-85.[/justify]

[justify]Năm 1965, Liên Xô viện thêm cho Việt Nam nhiều vũ khí mới. Đối với bộ đội tăng - thiết giáp, ta lần đầu tiên được nhận xe tăng T-54. Sau đó xe tăng T-54 được biên chế cho Trung đoàn 202. Trong ảnh các xe tăng T-54 và T-34-85 của đòan 202 huấn luyện vượt địa hình.[/justify]

[justify]Ngoài T-34-85 và T-54, Binh chủng Tăng - Thiết giáp còn được trang bị thêm xe tăng lội nước PT-76 và xe thiết giáp chở quân BTR-50PK.

Trong ảnh, những chiếc tăng PT-76 (3 xe phải ảnh) và xe thiết giáp chở quân BTR-50PK (3 xe trái ảnh) của Tiểu đoàn tăng thiết giáp 198 thuộc Trung đoàn 202.

Đáng lưu ý, các xe PT-76 trang bị thêm một đại liên DShK 12,7mm trên nóc tháp pháo. Đây có thể là điểm cải tiến của Việt Nam vì các xe của Liên Xô không trang bị đại liên.

Chính đơn vị này đã tấn công vào căn cứ làng Vây (Khe Sanh) ngày 28/1/1968 do đơn vị quân mũ nồi xanh của Mỹ canh chừng. Đây cũng là trận đánh đầu tiên của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam.[/justify]

[justify]Xe tăng T-34-85 và T-54 thuộc Trung đoàn 202 huấn luyện hiệp đồng. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, do số lượng xe tăng ít, quân đội ta không sử dụng chiến thuật đội hình xe tăng tập trung.

Quân đội ta chủ trương sử dụng xe tăng để hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng bộ binh khi tác chiến ở những vùng đất trống hoặc tiêu diệt cứ điểm địch.[/justify]

[justify]Đội hình hỗn hợp xe tăng T-34-85, T-54 và T-54A thuộc Trung đoàn tăng 202 hành tiến không phối hợp với bộ binh, từng được sử dụng trên chiến trường Lào và miền Nam trong các năm 1971-1972. Các chuyên gia Liên Xô đánh giá đây là chiến thuật sai lầm.[/justify]

[justify]Trong chiến dịch Lam sơn 719, VNCH đã cố gắng cắt đứt con đường huyết mạch Hồ Chí Minh. Để đối phó đánh trả, quân ta lần đầu tiên triển khai các xe tăng T-54.

Trong ảnh, những chiếc tăng T-54 và T-54A thuộc trung đoàn 202 được điều sang chiến trường Lào. Những đơn vị tăng này cùng bộ đội ta và quân Pa Thét Lào đã đánh thiệt hại nặng quân địch và đầy chúng ra khỏi đất Lào.[/justify]

[justify]Xe tăng T-34-85 thuộc Trung đoàn 202 năm 1971. Những chiếc tăng này được hiện đại hóa sử dụng bánh xích xe tăng T-55 và lắp thêm thiết bị ngắm đêm FG-100.

Những chiếc tăng T-34-85 đơn giản nhưng vô cùng bền đã theo chân bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam cho đến cuối cuộc chiến tranh và thậm chí là lâu hơn nữa trong công tác huấn luyện.[/justify]

[justify]Một chiếc T-34-85 được quân ta tự cải tiến trang bị thêm một đại liên DShK 12,7mm để phòng không khi cần. Để tác xạ, xạ thủ phải leo ra ngoài xe, đứng trên nắp động cơ, đây là vị trí nguy hiểm dễ trúng đạn. Điều đặc biệt, chiếc xe này dùng tới 2 kiểu xích: 2 bánh truyền động thời thế chiến và 1 của T-55.[/justify]

[justify]Do Không quân Mỹ chiếm ưu thế hoàn toàn trên bầu trời miền Bắc nên bộ đội tăng - thiết giáp thưòng xuyên huấn luyện ban đêm. Trong ảnh, đơn vị T-34-85 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ban đêm.[/justify]

[justify]Một xưởng sửa chữa xe tăng T-34-85, cần trục phía phải hình là từ một chiếc Zil-157K.[/justify]

[justify]Cuối năm 1971, Quân đội Nhân dân Việt Nam điều động đơn vị T-34-85 sang chiến trường Lào. Do thiếu xe thiết giáp chở quân nên bộ đội phải bám trên xe tăng, điều này khá nguy hiểm dễ trúng đạn địch.[/justify]

[justify]Bộ đội trên xe tăng đang nhảy xuống trong một cuộc diễn tập. Thực tế những điều này cũng áp dụng giống hệt trong chiến đấu.[/justify]

[justify]Xe tăng T-54 kiểu thiết kế 1951 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Loại này có đặc điểm nổi bật như kính ngắm âm MK-4 được gắn trên nóc tháp pháo trước cửa trưởng xe.

Bên cạnh là cửa chui của pháo thủ - nạp đạn được gắn khẩu đại liện DShK 12,7mm. Pháo D-10T 100mm có khả năng xuyên thủng giáp tăng M48 Patton mà Mỹ trang bị cho VNCH.[/justify]

[justify]Vào tháng 1/1972, tiểu đoàn tăng 171 thuộc Trung đoàn 203 được chuyển đến Tây Ninh, khu vực giáp ranh với Campuchia. 34 chiếc xe tăng trong vòng 2 tháng đã di chuyển một quãng đường là 900km.

Điều đáng nói là người Mỹ thường viện lí do thiếu xe vận chuyển tăng để giải thích cho nguyên nhân thất bại trong các trận chiến của mình. Vậy mà, Bộ đội Việt Nam với lượng xe tăng lớn, địa bàn vận chuyển khó khăn (trong rừng rậm), quãng đuờng xa xôi, lại hoàn thành việc đó một cách xuất sắc.

Những chiếc xe tăng của tiểu đoàn 171 sau đó đã phối hợp với các đơn vị khác ở khu vực An Lộc trong chiến dịch Nguyễn Huệ.[/justify]

[justify]Những chiếc tăng T-54 trên đường hành quân tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 bị sa lầy trong mùa mưa. Lực lượng bộ binh và dân địa phương đang giúp lính tăng kéo xe ra khỏi vũng bùn.

[/justify]

Ảnh mới công bố về bộ đội TTG trong 'mùa hè nóng bỏng 1972
Chiến dịch Xuân - Hè 1972 là trận đánh có sự tham gia qui mô lớn trên nhiều mặt trận của bộ đội tăng - thiết giáp.

[justify]Bộ ảnh hiếm tăng - thiết giáp Việt Nam trong chiến tranh (kỳ 2)

[size=2]
[/size] [/justify]



Ảnh mới công bố về bộ đội TTG trong 'mùa hè nóng bỏng 1972

Cập nhật lúc :8:13 AM, 17/05/2012
Chiến dịch Xuân - Hè 1972 là trận đánh có sự tham gia qui mô lớn trên nhiều mặt trận của bộ đội tăng - thiết giáp.

[justify]Bộ ảnh hiếm tăng - thiết giáp Việt Nam trong chiến tranh (kỳ 2)

[size=2]>> [/size][size=2]Những 'viên gạch' đầu tiên của lực lượng Tăng - Thiết giáp VN[/size]

(ĐVO)
Dưới đây là một vài hình ảnh bộ đội tăng - thiết giáp trong chiến dịch Xuân - Hè 1972:[/justify]

[justify]Đội hình tăng T-54 của Trung đoàn 201 đang hành quân ở phía bắc khu vực phi quân sự, cuối tháng 3/1972. Ngày 30/3/1972, các đơn vị tăng và bộ binh của Việt Nam đã vượt qua vĩ tuyến 17 trong chiến dịch tấn công qui mô lớn, xuân hè 1972.[/justify]

[justify]Đội hình xe tăng T-54A của Trung đoàn 202 đang hành quân về phía vùng phi quân sự cuối tháng 3/1972 chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ (một trong ba chiến dịch lớn Xuân - Hè 1972 đánh vào hướng Lộc Ninh, Bình Long, miền Đông Nam Bộ…).[/justify]

[justify]Bề ngoài khác lạ một chiếc tăng T-54A của Trung đoàn 202. Cỗ xe tăng trang bị một pháo chính D-10T cỡ 100mm nhưng không có ống khuếch khí đầu nòng. Không loại trừ khả năng đây là biến thể cải tiến mới.[/justify]

[justify]Những chiếc tăng T-54A của Trung đoàn 202 trong giai đoạn phát động Chiến dịch Nguyễn Huệ. Ngay những ngày đầu tiên của cuộc tấn công, lực lượng tăng - thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đè bẹp tuyến phòng thủ của VNCH tại khu giới tuyến phi quân sự.

Thắng lợi bước đầu này đã không thể tiếp tục duy trì do Mỹ tăng cường các đợt không kích.[/justify]

[justify]Các chiến sĩ xe tăng T-34-85 thuộc trung đoàn 203. Bức ảnh được chụp vào những ngày đầu của tháng 3/1972 tại phía bắc vĩ tuyến 17.

Các chiến sĩ đang giao lưu với người dân địa phương trước khi hành quân vào Kon Tum, Tây Nguyên. Không quân Mỹ với ưu thế vượt trội đã không thể phát hiện ra sự chuyển quân lớn của ta.[/justify]

[justify]Đội hình trung đoàn 203 hành quân vào Tây Nguyên (tháng 3/1972) gồm ba tiểu đoàn trang bị xe tăng: T-34-85, T-54 và Pt-76. Ngoài ra, đoàn 203 còn có thêm một số xe bắc cầu MTU dựa trên khung gầm T-54.[/justify]

Xe tăng T-34-85 đang vượt qua khe nhỏ bằng xe bắc cầu MTU.


[justify]Đầu những năm 1970, quân đội ta bắt đầu được nhận viện trợ xe thiết giáp chở quân K-63 (tên do Việt Nam đặt) của Trung Quốc.

Trong ảnh là những chiếc xe K-63 thuộc Trung đoàn 202. Chỉ huy tăng và chỉ huy bộ binh đang bàn kế hoạch tác chiến.[/justify]

[justify]Trước khi có K-63, quân ta chỉ có một số lượng nhỏ xe thiết giáp chở quân BTR-40 và BTR-50PK. Những chiếc K-63 có lợi thế hoạt động trên nhiều địa hình, độ bền cao, vận hành đơn giản.

Tổ lái tăng được trang bị súng AK-47 biến thể dành cho bộ đội nhảy dù với báng có thể gập lại, trong khi lính bộ binh được trang bị AK-47 với báng súng gỗ.[/justify]

[justify]Xe thiết giáp chở quân K-63 có thể coi là có vai trò tương đương với xe thiết giáp chở quân M-113 của Mỹ.

K-63 trang bị một đại liên DShK 12,7mm nhưng không có tấm chắn bảo vệ như M113 vì thế xạ thủ gặp nhiều nguy hiểm. Nhưng DShK có tầm bắn xa hơn.

Thực tế chiến trường cho thấy, K-63 nhiều trận đã loại khỏi vòng chiến M113 nhờ những loạt đạn xuyên giáp bắn xa của DShK 12,7mm.[/justify]

[justify]Huấn luyện hiệp đồng chiến đấu lực lượng bộ binh và xe thiết giáp K-63 trước chiến dịch Nguyễn Huệ. Trong trận đánh, ngoài các xe tăng, quân ta điều động khoảng 200 xe thiết giáp chở quân K-63 và BTR-50PK.[/justify]

[justify]Tổ lái xe tăng Type-59 (Trung Quốc sản xuất) thuộc Trung đoàn 201 nhận mệnh lệnh cuối cùng trước khi bắt đầu chiến dịch Nguyễn Huệ. Điều đặc biệt, trong ảnh, các chiến sĩ tăng - thiết giáp Việt Nam đi những đôi giày da cao cổ “sapogi” của Liên Xô - một hình ảnh hiếm gặp.[/justify]

[justify]Chiến dịch Nguyễn Huệ là chiến dịch có sự chuẩn bị và tham gia với số lượng lớn của các đơn vị pháo. Mây mù đã giúp các chiến sĩ ta tránh được những đợt không kích của Mỹ trong gần một tuần. Thời gian đầu của chiến dịch, xe tăng của ta tiến vào miền Nam mà không gặp bất cứ một sự phản kháng nào.[/justify]

[justify]Năm 1972, lần đầu tiên quân đội ta sử dụng xe tăng lội nước K-63-85 (tên Việt Nam đặt cho loại tăng lội nước Type-63 Trung Quốc).

Xe tăng K-63-85 thiết kế dựa trên Pt-76 của Liên Xô nhưng trang bị kiểu tháp tháp khác và pháo 85mm.

Trong ảnh là xe tăng K-63 thuộc trung đoàn 202 cùng bộ đội đặc công trong chiến dịch Nguyễn Huệ.[/justify]

[justify]Cuối tháng 4/1972, nhịp độ tiến công của quân ta có bị giảm xuống do những cuộc không kích dữ dội của Không quân Mỹ.

Trong ảnh, ngày 1/5, một đơn vị thuộc trung đoàn 202 đã tấn công vào sân bay Quảng Trị, nơi đóng quân của trực thăng Mỹ. [/justify]

[justify]Pháo thủ hai chiếc xe tăng lội nước K-63-85 trung đoàn 202 đang bắn đại liên DShK 12,7mm trong đêm bên bờ sông Bồ (phía Bắc Thành Huế). Bộ đội ta đã nhiều lần vượt sông tiến chiếm nhưng điều không thành.

[/justify]

T-34 - T-54 sát cánh tới ngày chiến thắng
Từ chiến dịch Xuân Hè 1972 tới chiến dịch giải phóng Sài Gòn 1975, hai loại xe tăng T-34-85 và T-54 luôn sát cánh bên nhau trong nhiều trận đánh.

Bộ ảnh hiếm tăng - thiết giáp Việt Nam trong chiến tranh
Dưới đây là một số hình ảnh bộ đội tăng - thiết giáp trong chiến dịch Xuân hè 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975:

[justify]Ngày 12/4/1972, cụm quân số 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu mở cuộc tiến công vào các cứ điểm địch ở phía Bắc Kon Tum trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 với sự tham gia của các sư đoàn bộ binh 2, 320 và hỗ trợ hỏa lực từ trung đoàn 203.

Trong ảnh, các xe tăng T-34-85 đang tấn công vào cứ điểm Charles nằm tiếp giáp giữa ba huyện Sa Thầy, Dăk Tô và Ngọc Hồi (Kon Tum, Việt Nam).[/justify]

[justify]Xe tăng T-34-85 của trung đoàn 203 cùng bộ binh tùng thiết tấn công vào cứ điểm Charles do thiếu xe thiết giáp chở quân. Đây có thể là những chiến sĩ đặc công, những người lính này thường được huấn luyện bài bản, có tinh thần chiến đấu cao, trang bị tốt (trong ảnh, bộ đội ta đội mũ sắt kiểu Liên Xô).[/justify]

[justify]Sau khi chiếm giữ cứ điểm Charles, các chiến sĩ ta lại được xe tăng T-34-85 đón, hành quân tiến sâu hơn. Sự xuất hiện bất ngờ của lực lượng tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Tây Nguyên làm VNCH hoảng hồn.[/justify]

[justify]Đội hình xe tăng T-34-85 của trung đoàn 203 đang vượt qua thung lũng tiến về hướng Kon Tum. Trong ảnh, chiếc tăng đi đầu tiên được trang bị khí tài hồng ngoại quan sát ban đêm, lắp gần khoang lái. Đèn pha hồng ngoại lắp bên trái còn đèn pha thường lắp bên phải xe. Chiếc xe đã được nâng cấp tại Liên Xô trước khi chuyển giao cho Việt Nam.[/justify]

[justify]Xe tăng T-34-85 ở khu vực ngoại vi Kon Tum, tháng 4/1972. Dù tổ chức nhiều đợt tấn công nhưng quân ta vẫn khó khăn để chiếm Kon Tum bởi đối phương có ưu thế hỏa lực mạnh từ máy bay và trực thăng.[/justify]

[justify]Cuộc tấn công của cụm quân số 3 quân đội ta trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên bắt đầu từ ngày 2/4/1972, theo hướng Tây Ninh, gần biên giới Campuchia.

Cuộc tấn công có sự hiệp đồng giữa lực lượng tăng - thiết giáp và bộ binh khiến quân VNCH phải tháo chạy khỏi thị xã Lộc Ninh.

Trong ảnh là xe tăng T-54 của tiểu đoàn 21 đang di chuyển qua xác chiếc M41A3 (trung đoàn tăng số 5, lữ đoàn 3 VNCH).[/justify]

[justify]Tăng T-54B thuộc tiểu đoàn 20 trong trận đánh thứ 3 và cũng là cuối cùng vào An Lộc, ngày 14/5/1972. Giành được An Lộc giúp con đường tiến vào Sài Gòn thông thoáng hơn.[/justify]

[justify]Sau Hiệp địch Paris ngày 27/1/1973, quân ta đã tái cơ cấu lực lượng vũ trang, trong đó có Binh chủng tăng thiết giáp. Lần đầu tiên trong thời kì này, ta được hỗ trợ xe thiết giáp chở quân bánh lốp BTR-60PB của Liên Xô.

Trong ảnh là trung đội BTR-60PB tại sân bay Lộc Ninh, không xa biên giới Campuchia, năm1973.[/justify]

[justify]Ngày 10/3/1975, quân ta bắt đầu mở chiến dịch Tây Nguyên với trận đánh chiếm Ban Mê Thuật. Trong thành phần quân tiên phong có cả trung đoàn tăng 273 biên chế xe tăng T-34-85, T-54 và thiết giáp chở quân K-63.

Trung đoàn có nhiệm vụ phải chiếm bằng được sân bay nằm ở phía đông thị xã. Trong ảnh là những chiếc tăng T-34-85 của trung đoàn trong một đồn điền cà phê nằm ở ngoại vi Ban Mê Thuật trước giờ xuất kích.[/justify]

[justify]Trước khi rút chạy, VNCH đã phá hủy nhiều cầu cống nhằm làm chậm bước tiến quân ta. Để đối phó, phía ta nhanh chóng triển khai xe bắc cầu dã chiến đưa phương tiện cơ giới vượt sông. Trong ảnh, xe bắc cầu MTU-20 chuẩn bị thiết lập cầu để cho xe tăng vượt sông.[/justify]

[justify]Rầm cầu dài 18m được gấp gọn trên khung thân xe T-54, khi mở ra chỉ mất 3 phút. Về điểm này thì các đơn vị công binh VNCH và đồng minh khó lòng bì kịp.[/justify]

[justify]Ngoài xe bắc cầu dã chiến chỉ phù hợp với sông nhỏ, với sông lớn thì công binh dùng phà tự hành và xe lội nước Zis-485. Trong ảnh, phà tự hành GPS được lắp trên khung thân xe bánh xích K-61 đang triển khai. Phía trên, góc phải ảnh là hai xe tăng Pt-76 và xe thiết giáp BTR-60PB.[/justify]

[justify]Pt-76 và BTR-60PB đã có khả năng lội nước tuyệt vời nên chiếc phà này dành cho xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 hay T-55.[/justify]

[justify]Xe tăng T-55 đang tiến lên phà GPS. Năm 1974, Liên Xô bắt đầu viện trơ cho miền Bắc một số xe tăng T-55 cải tiến có động cơ mạnh hơn, lượng đạn dữ trữ tăng lên 43 viên.[/justify]

[justify]Tháng 4/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Hồ Chí Minh với sự tham gia của 4 Quân đoàn chủ lực. Các đơn vị tăng - thiết giáp đóng vai trò chủ đạo trong cuộc hành quân thần tốc này.

Trong ảnh là 2 xe thiết giáp chở quân K-63 đang qua sông trên cầu phao, 2 chiếc K-63 này không có đại liên DShK 12,7mm.[/justify]

Đội hình xe tăng T-54 của lữ 202 trước trận đánh Xuân Lộc, tháng 4/1975.


[justify]11h30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng Type 59 số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập, quân ta bắt sống toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận xét, cuộc chiến Việt Nam khởi đầu bằng vài tiếng sột soạt của du kích trong rừng già, nhưng kết thúc lại là tiếng xích nghiến kèn kẹt của chiếc xe tăng T-54.[/justify]



[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)