Loài cá này chỉ tìm thấy ở Australia. Chúng thường đi lại dưới đáy đại dương nhiều hơn là bơi.
CSIRO (Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối Thịnh vượng Chung của Australia) cho hay các nhà nghiên cứu Úc đã dành nhiều năm để thu thập các thông tin về loài cá này. Cho đến hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được 14 loài cá có tay. Loài cá có “tay” đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1802 trong một chuyến thám hiểm của các nhà khoa học Pháp.
Nhà khoa học Gledhill, thuộc CSIRO, cho biết: “Những loài cá có tay này đều sống tại vùng biển Australia, đặc biệt là ở vùng đảo Tasmania”. Những loài cá có tay được coi là dễ tổn thương và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
CSIRO (Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối Thịnh vượng Chung của Australia) cho hay các nhà nghiên cứu Úc đã dành nhiều năm để thu thập các thông tin về loài cá này. Cho đến hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được 14 loài cá có tay. Loài cá có “tay” đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1802 trong một chuyến thám hiểm của các nhà khoa học Pháp.
Nhà khoa học Gledhill, thuộc CSIRO, cho biết: “Những loài cá có tay này đều sống tại vùng biển Australia, đặc biệt là ở vùng đảo Tasmania”. Những loài cá có tay được coi là dễ tổn thương và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Các nhà khoa học cho rằng loài cá biết đi mình đốm này dễ bị kẻ thù phát hiện nhưng lớp da của chúng có một loại chất độc để tấn công lại đa số kẻ muốn tấn công chúng.
Cá biết đi màu đỏ này đẻ ít trứng nhất. Bởi vậy, vấn đề các nhà khoa học quan tâm là tuổi thọ của chúng. Loài cá này cũng rất khó thích nghi với môi trường sống mới.
Loài cá này có thể có vây màu tím nữa. Theo các nhà khoa học của CSIRO thì cách đây 50 triệu năm, chúng xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện giờ chúng chỉ được tìm thấy ở Australia.