ảnh minh họa
[justify]Ý tưởng thứ nhất: Làm cầu thủ đá bóng ở Việt Nam sướng nhất!
Kết luận này được rút ra từ những trải nghiệm thực tế của Scott Wagstaff, chuyên gia theo dõi mảng bóng đá châu Á của Bet-At-Home, nhà cái có trụ sở tại Dusseldorf (Đức) nhân dịp ông ghé qua Việt Nam nhân chuyến công tác đến Đông Nam Á. Ông cho biết hết sức ngỡ ngàng trước những khoản gọi là “bạo chi” của các cầu thủ đá bóng ở đây. Các khoản “bạo chi” này gồm có:
1. Điện thoại di động trị giá vài ngàn USD mua dễ như ra chợ mua rau với những chiếc sim “số đẹp” có giá rẻ nhất lên tới 100 triệu đồng.
2. Sau mỗi trận đấu, các cầu thủ thường xuyên “giải sầu” cùng chân dài ở các vũ trường với hóa đơn cho mỗi cuộc vui lên tới vài chục triệu đồng. Còn hóa đơn cho một bữa ăn cùng người đẹp sau trận đấu không bao giờ dưới sáu con số (bạc triệu).
3. Xe đắt tiền và siêu xe là chuyện nhỏ. Hầu hết các cầu thủ hiện nay đều lái xe hơi tới sân tập và vị trí thủ lĩnh trong chuyện chơi xe thì luôn thay đổi. Không lâu trước đó người ta tưởng Dương Hồng Sơn là tay chơi xe điệu nghệ nhưng giờ đây thủ quân đội Sông Lam Nghệ An mới là “số dzách” khi vi vu trên chiếc Bentley - một trong bộ ba siêu xe mơ ước của nhiều người gồm Rolls Royce, Maybach và Bentley.
Tại châu Âu, chỉ có những ngôi sao hàng đầu mới dám chơi sang như vậy, còn đa số mức lương từ việc đá bóng chỉ giúp họ có được cuộc sống vừa đủ. Scott Wagstaff kết luận. Tóm lại, làm cầu thủ bóng đá ở Việt Nam là sướng nhất!
Ý tưởng thứ hai: Làm hoa hậu ở Việt Nam sướng nhất!
Lâu nay, Hollywood với những ngôi sao giải trí hàng đầu nước Mỹ vẫn được xem là thế giới lộng lẫy, một giấc mơ lung linh trong mắt mọi người. Nhưng giờ đây sao Hollywood cũng phải chào thua hoa hậu Việt Nam về khoản xài sang. Các khoản xài sang này không thể liệt kê mà chỉ có thể “ví dụ” như khi thì xuất hiện với đôi giày trị giá trăm triệu đồng, thỉnh thoảng gây choáng với bộ đầm trị giá tới 315 triệu hay bộ nữ trang trị giá hàng tỷ đồng, xe sang thì không thiếu tới mức các hãng xe phải lập ra cả những câu lạc bộ cho từng thương hiệu để các người đẹp gia nhập làm thành viên.
Xài sang thế nhưng hoa hậu Việt Nam không cần đi làm, không cần có nghề nghiệp gì cả. À, thỉnh thoảng họ có bay qua Hollywood tham dự lễ ra mắt bộ phim bom tấn chuẩn bị về chiếu tại Việt Nam. Cũng có người thông báo là sang Hollywood thử vai gì đó cho bộ phim gì đó nhưng lâu quá rồi mọi người quên không hỏi số phận phim ấy giờ ra sao, còn chủ yếu là đi dự tiệc. Chỉ cần mặc đẹp, đứng nói cười, nhấp vài ngụm rượu vang sẽ có khoảng trên dưới 2.000USD, bằng nửa tháng lương của một người dân bình thường ở Mỹ và cao hơn GPD bình quân đầu người ở Việt Nam trong 1 năm.
Đây là sự thực đã được công nhận. Trên một tờ báo, Hoa hậu D.H từng chia sẻ ngày mới đăng quang: “Bản thân hoa hậu thì không có tiền, hoa hậu có phải là một nghề đâu, nghề để kiếm tiền thì tôi đang theo học”. Giờ không ai biết hoa hậu đang làm nghề gì để kiếm tiền nhưng trong một sự kiện cô rực rỡ trong chiếc váy trị giá 300 triệu đồng, chiếc giày cao gót ngót nghét 36 triệu…
Ở Việt Nam mình, chỉ hoa hậu là sướng nhất. Trên thế giới, hoa hậu cũng phải làm việc cật lực như một công dân, vì đó là danh hiệu chứ không phải một “nghề” như ở Việt Nam - một giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội nhận xét. Tóm lại, làm hoa hậu ở Việt Nam là sướng nhất.
Ý tưởng thứ ba: Giỏi không quan trọng, chỉ cần đẹp và ngoan
Ý tưởng này xuất phát từ người đẹp đồ lót nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2011 với căn phòng phủ kín hàng hiệu. Cô bảo: Đàn bà đẹp và thông minh là tốt. Nhưng không thông minh cũng chẳng sao. Tôi thích đàn bà đẹp và ngoan thôi (đẹp thì dễ hình dung, còn ngoan được cô giải thích tỉ mỉ: Yêu một người, chỉ chung thủy với một người. Đi chơi 9 giờ tối là về, không đàn đúm, không cà phê. Biết chăm sóc người đàn ông của mình như anh ấy đi tắm thì lấy khăn, xoa bóp, thỉnh thoảng nấu ăn, nói gì nghe nấy, không hỏi nhiều và cũng không biết gì về công việc của anh ấy…). Bây giờ tôi chưa có công việc nào ổn định. Hợp đồng thì lâu lâu mới có một cái, không đủ mua cái giỏ (hàng hiệu - NV)… Tôi phụ thuộc và cảm thấy thoải mái, thấy mình may mắn hơn những phụ nữ khác vì có được người đàn ông thương mình và lo lắng cho mình. Và theo cô thì đi làm chỉ để đỡ buồn thôi, vì ở nhà một mình hoài dễ sinh chán rồi lại kiếm chuyện “quậy” bạn trai.
Sau khi 3 ý tưởng này lan tràn trên mạng, trường quốc tế nói trên rơi vào tình trạng náo loạn vì không có đơn xin nhập học nào gửi tới.[/justify]
Kết luận này được rút ra từ những trải nghiệm thực tế của Scott Wagstaff, chuyên gia theo dõi mảng bóng đá châu Á của Bet-At-Home, nhà cái có trụ sở tại Dusseldorf (Đức) nhân dịp ông ghé qua Việt Nam nhân chuyến công tác đến Đông Nam Á. Ông cho biết hết sức ngỡ ngàng trước những khoản gọi là “bạo chi” của các cầu thủ đá bóng ở đây. Các khoản “bạo chi” này gồm có:
1. Điện thoại di động trị giá vài ngàn USD mua dễ như ra chợ mua rau với những chiếc sim “số đẹp” có giá rẻ nhất lên tới 100 triệu đồng.
2. Sau mỗi trận đấu, các cầu thủ thường xuyên “giải sầu” cùng chân dài ở các vũ trường với hóa đơn cho mỗi cuộc vui lên tới vài chục triệu đồng. Còn hóa đơn cho một bữa ăn cùng người đẹp sau trận đấu không bao giờ dưới sáu con số (bạc triệu).
3. Xe đắt tiền và siêu xe là chuyện nhỏ. Hầu hết các cầu thủ hiện nay đều lái xe hơi tới sân tập và vị trí thủ lĩnh trong chuyện chơi xe thì luôn thay đổi. Không lâu trước đó người ta tưởng Dương Hồng Sơn là tay chơi xe điệu nghệ nhưng giờ đây thủ quân đội Sông Lam Nghệ An mới là “số dzách” khi vi vu trên chiếc Bentley - một trong bộ ba siêu xe mơ ước của nhiều người gồm Rolls Royce, Maybach và Bentley.
Tại châu Âu, chỉ có những ngôi sao hàng đầu mới dám chơi sang như vậy, còn đa số mức lương từ việc đá bóng chỉ giúp họ có được cuộc sống vừa đủ. Scott Wagstaff kết luận. Tóm lại, làm cầu thủ bóng đá ở Việt Nam là sướng nhất!
Ý tưởng thứ hai: Làm hoa hậu ở Việt Nam sướng nhất!
Lâu nay, Hollywood với những ngôi sao giải trí hàng đầu nước Mỹ vẫn được xem là thế giới lộng lẫy, một giấc mơ lung linh trong mắt mọi người. Nhưng giờ đây sao Hollywood cũng phải chào thua hoa hậu Việt Nam về khoản xài sang. Các khoản xài sang này không thể liệt kê mà chỉ có thể “ví dụ” như khi thì xuất hiện với đôi giày trị giá trăm triệu đồng, thỉnh thoảng gây choáng với bộ đầm trị giá tới 315 triệu hay bộ nữ trang trị giá hàng tỷ đồng, xe sang thì không thiếu tới mức các hãng xe phải lập ra cả những câu lạc bộ cho từng thương hiệu để các người đẹp gia nhập làm thành viên.
Xài sang thế nhưng hoa hậu Việt Nam không cần đi làm, không cần có nghề nghiệp gì cả. À, thỉnh thoảng họ có bay qua Hollywood tham dự lễ ra mắt bộ phim bom tấn chuẩn bị về chiếu tại Việt Nam. Cũng có người thông báo là sang Hollywood thử vai gì đó cho bộ phim gì đó nhưng lâu quá rồi mọi người quên không hỏi số phận phim ấy giờ ra sao, còn chủ yếu là đi dự tiệc. Chỉ cần mặc đẹp, đứng nói cười, nhấp vài ngụm rượu vang sẽ có khoảng trên dưới 2.000USD, bằng nửa tháng lương của một người dân bình thường ở Mỹ và cao hơn GPD bình quân đầu người ở Việt Nam trong 1 năm.
Đây là sự thực đã được công nhận. Trên một tờ báo, Hoa hậu D.H từng chia sẻ ngày mới đăng quang: “Bản thân hoa hậu thì không có tiền, hoa hậu có phải là một nghề đâu, nghề để kiếm tiền thì tôi đang theo học”. Giờ không ai biết hoa hậu đang làm nghề gì để kiếm tiền nhưng trong một sự kiện cô rực rỡ trong chiếc váy trị giá 300 triệu đồng, chiếc giày cao gót ngót nghét 36 triệu…
Ở Việt Nam mình, chỉ hoa hậu là sướng nhất. Trên thế giới, hoa hậu cũng phải làm việc cật lực như một công dân, vì đó là danh hiệu chứ không phải một “nghề” như ở Việt Nam - một giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội nhận xét. Tóm lại, làm hoa hậu ở Việt Nam là sướng nhất.
Ý tưởng thứ ba: Giỏi không quan trọng, chỉ cần đẹp và ngoan
Ý tưởng này xuất phát từ người đẹp đồ lót nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2011 với căn phòng phủ kín hàng hiệu. Cô bảo: Đàn bà đẹp và thông minh là tốt. Nhưng không thông minh cũng chẳng sao. Tôi thích đàn bà đẹp và ngoan thôi (đẹp thì dễ hình dung, còn ngoan được cô giải thích tỉ mỉ: Yêu một người, chỉ chung thủy với một người. Đi chơi 9 giờ tối là về, không đàn đúm, không cà phê. Biết chăm sóc người đàn ông của mình như anh ấy đi tắm thì lấy khăn, xoa bóp, thỉnh thoảng nấu ăn, nói gì nghe nấy, không hỏi nhiều và cũng không biết gì về công việc của anh ấy…). Bây giờ tôi chưa có công việc nào ổn định. Hợp đồng thì lâu lâu mới có một cái, không đủ mua cái giỏ (hàng hiệu - NV)… Tôi phụ thuộc và cảm thấy thoải mái, thấy mình may mắn hơn những phụ nữ khác vì có được người đàn ông thương mình và lo lắng cho mình. Và theo cô thì đi làm chỉ để đỡ buồn thôi, vì ở nhà một mình hoài dễ sinh chán rồi lại kiếm chuyện “quậy” bạn trai.
Sau khi 3 ý tưởng này lan tràn trên mạng, trường quốc tế nói trên rơi vào tình trạng náo loạn vì không có đơn xin nhập học nào gửi tới.[/justify]
Theo XaLuan