[justify]Cứ 2 tuần, trên thế giới lại mất đi một ngôn ngữ. Trước sự áp đảo của các tiếng Anh, Hoa, Đức, Tây Ban Nha, Pháp…, ước tính trong vòng một thế kỉ tới, 7.000 tiếng nói sẽ vĩnh viễn không còn tồn tại. Đó là những “ngôn ngữ tàng hình” - hiện diện nhưng không mấy ai biết tới, sẽ dần dần biến mất.[/justify]
[justify] Ông Johnny Hill Jr - một trong những diễn giả cuối cùng của ngôn ngữ Chemehuevi tại Arizona. Đây là ngôn ngữ của bộ lạc bản địa phía Nam nước Mỹ, thuộc một nhánh nhỏ trong hệ ngôn ngữ khu vực sông Colorado. Theo thống kê cách đây hơn 100 năm, dân số người Chemehuevi là 355 người năm 1910. Như một lẽ tất yếu, ngôn ngữ này đang hiển hiện trước mắt nguy cơ tuyệt chủng không xa.[/justify] |
[justify] Trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, những ngôn ngữ tàng hình phần lớn nằm trong tiềm thức của những người bản địa già cả hay số ít những nhà ngôn ngữ học. Tiếng Euchee - một loại ngôn ngữ của người Mỹ bản địa là ví dụ điển hình.[/justify] |
[justify] Vẻ mặt trầm buồn của K’asa Henry Washburn - 1 trong 4 người còn lại thông thạo tiếng Euchee. Hàng ngày, ông lão 86 tuổi này vẫn lái xe cách nhà 16km để giảng dạy, truyền lại tiếng Euchee cho những đứa trẻ địa phương.[/justify] |
[justify] Trong tiếng Karuk (ngôn ngữ của thổ dân vùng California), “I love you” là “eee mihni”. Cụm từ này của những người Karuk có sắc thái mạnh hơn, gần như là chắc chắn chàng trai sẽ cưới cô gái sau khi thốt lên lời tỏ tình trên.[/justify] |
[justify] Sức mạnh áp đảo của tiếng Anh được dân cư châu Âu mang theo khi di cư tới bộ lạc Wintu đã cướp mất đất sống của ngôn ngữ này. Giờ đây, nó đang phải đối mặt trước nguy cơ tuyệt chủng cao.[/justify] |
[justify] Bức ảnh thể hiện sự cô đơn, bất lực của cố nhân Herman Holbrook sau nỗ lực đấu tranh cho tiếng mẹ đẻ Washoe của mình. Tổ tiên ông đã sống hàng ngàn năm trong sự cô lập tại Nevada và California.[/justify] |
[justify] Với dân số khoảng 235.000 người, dân tộc Tuvans ở Nga có lẽ là dân tộc mang ngôn ngữ "tàng hình" đông dân bậc nhất thế giới hiện nay. Để tồn tại và phát triển, phần lớn người dân thuộc nước này đã học cả tiếng Anh và Nga, tiếng Tuvan hầu như chỉ được sử dụng giữa những người trong gia đình.[/justify] |
[justify] Nghệ thuật ngôn ngữ của người Tuvan rất đặc trưng, họ nổi tiếng với hình thức ca hát bằng cổ họng.[/justify] |
[justify] Giết mổ cừu là một nghi lễ tâm linh của người Tuvan. Họ gọi đó là Khoj özeeri. Theo họ, việc này thể hiện sự nhân đạo, mối quan hệ giữa con người với động vật. Họ rạch một vết trên ngực cừu rồi trực tiếp dùng tay cắt đứt động mạch chủ dẫn vào tim con vật, làm như thế sẽ không gây chảy máu và để con cừu được tái sinh.[/justify] |
[justify] Ngay cả các phụ huynh cũng khuyên con cái nên học tiếng Nga và Anh. Giờ đây, thậm chí nhiều đứa trẻ nói tiếng nước ngoài còn sõi hơn tiếng mẹ đẻ của mình.[/justify] |
[justify] Em bé người Aka ở Ấn Độ này đang đeo chuỗi hạt trang sức dành cho cô dâu trong ngày cưới. Trong tiếng Aka, vòng cổ hạt đá được gọi là “Tradzy”. Để miêu tả nó, người Aka phải sử dụng tới 26 từ ngữ chỉ trạng thái khác nhau. Đây là minh chứng hùng hồn cho nhận định mỗi ngôn ngữ, dù lớn hay nhỏ đều có những giá trị phong phú, riêng biệt không trộn lẫn.[/justify] |
[justify] Của hồi môn của người Aka thật kì lạ - những chiếc đũa tre “Shobotro vyew”. Nó đại diện cho tiền bạc, được cha của chú rể trao cho gia đình nhà gái trước lễ đính hôn.[/justify] |
[justify] Lễ cưới chỉ được công nhận khi nghi lễ xem gan của gia súc diễn ra. Người ta xem xét kĩ càng gan của con vật hiến tế, mỗi vết nhỏ trên đó sẽ tượng trưng cho một tai nạn trong cuộc sống tương lai của đôi vợ chồng trẻ.[/justify] |
[justify] Govardhan Nimasow là một người đàn ông giàu có đã lập gia đình. Ông có 8 vợ và 26 đứa con. Tuy nhiên, trong văn hóa Aka, ông vẫn được gọi là “nichleu-nuggo” - tức là vẫn có thể lấy thêm nhiều vợ nữa.[/justify] |
[justify] Đây là một “Heeno cmaam” - người phụ nữ tới từ sa mạc thuộc tộc người Seri ở Mexico. Bà am hiểu tường tận những bí ẩn ở nơi sa mạc khắc nghiệt này và hơn ai hết, bà hiểu rằng ngôn ngữ Seri đang đối mặt với nguy cơ biến mất.[/justify] |
[justify]
Trong nỗ lực bảo vệ nền văn hóa dân tộc, anh Chavela hàng ngày đều nhảy điệu múa “Hepem cöicooit”- (Nai trắng) cho những đứa trẻ trong làng mình, nhằm khơi dậy tình yêu bộ tộc.[/justify]