[Kênh14] - Chỉ xung quanh "núi đôi" thôi, cũng có biết bao những tin đồn thất thiệt!
1. Hết tuổi dậy thì mà hai trái núi cứ “màn hình phẳng” thì có nghĩa suốt đời những cô nàng phải chung sống hòa bình với núi đồi bằng phẳng…
- Mức độ tin cậy: 80%
- Lý do: Núi đồi đồ sộ hay lép kẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có gen di truyền nữa đấy. Nếu như mẹ của bạn mà có hai núi đôi hoành tráng thì không có cớ gì để bạn phải sở hữu bộ ngực màn hình phẳng cả. Hơn nữa, núi chỉ phát triển mạnh nhất trong giai đoạn dậy thì, hết tuổi này thì quá trình phát triển của núi đôi sẽ chững lại. Khi ấy, một số môn thể dục như chống đẩy cũng sẽ chỉ giúp bạn cải thiện tình hình “đồi núi” đôi chút thôi. Tuy nhiên, núi cũng sẽ có cuộc cách mạng làm thay đổi hình dáng và trọng lượng một cách mạnh mẽ đấy. Đó là khi các nhân đã bước vào giai đoạn làm mẹ và 2 bình sữa sẽ khiến núi của bạn phát tướng như mong đợi thui.
- Chỉ định: Cũng không thể căn cứ vào việc nhìn hình dáng bên ngoài của núi lép kẹp hay đồ sộ mà phán xét nhân đó thiếu hoóc môn nữ tính đâu nhá. Gạt bỏ cảm giác “núi bé” hoặc lép và chờ thời cơ núi “lớn lên”.
2. Không nên can thiệp dao kéo đối với "núi đôi" khi ở tuổi teen chúng mình.
- Mức độ tin cậy: 100%
- Lý do: Rất buồn khi phải kết luận với các nhân như thế dù cho nó đang là cách duy nhất để “mở rộng lãnh thổ” và làm đẹp hai gò núi. Có nhiều lý do khiến teengirl phải “hoãn binh” thực hiện vấn đề này. Các bác sĩ sẽ không phẫu thuật khiến “núi” to hơn cho tới khi bạn từ 18 tuổi trở lên vì đây là giai đoạn cơ thể vẫn đang phát triển. Hơn nữa, phẫu thuật làm “núi” to lên cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe của teengirl sau này. Chưa kể tới việc, tự nhiên bạn phải chi trả một khoản tiền kếch xù và chịu đựng một cuộc phẫu thuật đau đớn để sở hữu một vòng 1 “hoành tráng giả tạo”.
- Chỉ thị: Cứ có sao dùng vậy teengirl nhé.
3. Đau tức ngực thường xuyên hẳn là biểu hiện của “núi đồi” bị ung thư?
- Mức độ tin cậy: 1%
- Lý do: Đau tức núi đôi vẫn là thực trạng phổ biến đối với phe kẹp nơ và mỗi khi cơn đau tức hoành hành là XX đã lo lắng, sợ hãi nghĩ ngay đến chuyện núi đã bị ung thư. Các ô mai đâu biết rằng, núi đôi cũng có những “ngày ấy” và đó là dấu hiệu của “bệnh tật” khác cơ.
Pha kẹp nơ có biết rằng ung thư vú sẽ không hề gây đau ở ngực và XX mắc bệnh thường không tự phát hiện được bệnh.. Đau ở ngực do hai bệnh lý. Một là u sợi tuyến vú, hai là bệnh thay đổi sợi bọc ở vú, gây đau.
- Chỉ định: Khám định kỳ núi đồi sẽ khiến các nhân phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm. Điều này giúp giảm kinh phí, công sức, và đặc biệt là bớt rối loạn tâm lý cho XX đấy.
4. Chơi thể thao thường xuyên mà không mang áo ngực nâng đỡ sẽ khiến núi đôi bị chảy xệ thảm hại!
- Mức độ tin cậy: 100%
- Lý do: Ngực không có cơ bắp, chỉ cấu tạo từ mỡ, xơ và các tuyến sữa nên rất dễ chảy xệ thảm hại nhất là khi bạn tập luyện, ăn uống, dùng mỹ phẩm hoặc mặc áo nịt không đúng cách, không loại trừ cả nguyên nhân chơi thể thao nữa. .
Khi luyện tập thể thao, núi đôi sẽ phải chịu áp lực dưới sự va chạm và rung động từ các động tác luyện tập, da bạn sẽ bị giãn và ngực sẽ chảy xệ. Tình trạng chảy xệ của núi cũng cộng theo tuổi tác, khi da mất dần sự dẻo dai.
- Chỉ định: Hãy nhớ dùng loại áo ngực đặc biệt có khung sườn nâng đỡ khi chơi thể thao hoặc nếu XX nào đã sở hữu bộ ngực phổng phao thì cũng nên tránh các môn như cưỡi ngựa, chạy bộ, chơi các môn thi đấu (bóng chuyền, tennis) có độ rung lớn cho núi đôi. Ngược lại những động tác thể dục nhẹ nhàng như bơi ngửa, đi bộ, xe đạp rất hợp cho cơ thể và “núi đồi” của bạn đấy.