Các mảnh thi thể còn lai của các nạn nhân được tìm thấy |
Năm 1898, người Anh bắt đầu công trình xây dựng cây cầu đường sắt bắc qua sông Tsavo ở Kenya. Trong suốt 9 tháng, các công nhân xây dựng tuyến đường sắt này liên tiếp trở thành mục tiêu săn đuổi của hai con sư tử ăn thịt người mà sau này người ta mới biết rằng chúng là hai anh em.
Những con sư tử này được mô tả rằng rất to lớn. Chúng dài độ hơn 3m hơn những con sư tử thường ở Tsavo. Đêm đêm, chúng mò tới lều của những người công nhân xây dựng, kéo họ đến những bụi cây xa xa và thực hiện “một bữa ăn thịnh soạn”.
Nhưng một thời gian sau, chúng trở nên dạn dĩ hơn. Chúng không phải lén ăn con mồi từ các bụi rậm mà tiến hành ngay tại khu vực cách lều chỉ một vài ba mét.
Những người bản địa bắt đầu tin rằng những con sư tử này thực sự là quỷ được gửi đến từ địa ngục để ngăn cản người Anh xâm lược vùng đất của họ. Người Đông Phi cũng tin rằng sư tử là sự tái sinh của những vị Vua đã khuất.
Khi con số nạn nhân đã lên tới hàng trăm, nhiều người công nhân bắt đầu sợ hãi và bỏ chạy khỏi công trường xây dựng. Cuối cùng, việc xây dựng tuyến đường sắt buộc phải dừng lại bởi không ai muốn trở thành nạn nhân tiếp theo của “con quỷ” trên.
Một kỹ sư trưởng phụ trách dự án đường sắt tên là John Henry Patterson quyết định giải pháp duy nhất để dừng lại những cuộc tấn công này là phải giết những kẻ ăn thịt người. Ông cũng đã từng gần tiêu diệt được lũ sư tử nhưng rồi đã để chúng thoát được. Tháng 12 năm 1898 ông tiêu diệt được một con.
Hai tuần sau đó, con thứ hai cũng bị tiêu diệt. Lúc này số nạn nhân của chúng đã lên tới 140 người. Ông Patterson cũng đã lần ra hang ổ của lũ sư tử, một hang động ở gần sông Tsavo. Trong hang còn vương vãi rất nhiều dấu vết các nạn nhân của chúng như những mảnh quần áo, đồ trang sức và xương người.
Hang động này vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay. Mặc dù rất nhiều xương người đã được khai quật nhưng người ta vẫn tin rằng còn nhiều nữa mà con người chưa tìm thấy. Trong bảo tàng Gield của Chicago hiện vẫn còn trưng bầy một trong hai con sư tử huyền thoại đó đã được nhồi bông. Chính phủ Kenya cũng đã bày tỏ nguyện vọng muốn có một bảo tàng của riêng cho họ để ghi nhớ sự kiện đáng sợ này.
3. Báo Panar[/justify]
Con báo bị giết năm 1910 |
Báo hoa mai là loài nhỏ nhất trong số các loài báo nhưng lại khá lớn so với những con mèo. Nhưng thực tế, kích thước của nó chẳng liên quan gì tới mức độ nguy hiểm của nó.
Có lẽ báo hoa mai là động vật ăn thịt từ rất lâu đời. Những mẩu xương hóa thạch người cổ đại từ 3 triệu năm trước được các nhà khoa học tìm thấy đã có dấu vết răng của chúng.
Nhưng dù thế thì con người vẫn không phải là thực phẩm chủ yếu của chúng và cũng không phải tất cả những con báo hoa mai đều tấn công con người.
Trường hợp người bị báo hoa mai ăn thịt đầu tiên trong lịch sử hiện đại được biết tới là sự cố một người đàn ông tại Kumaon, Ấn Độ bị giết trong đầu thế kỷ 20. Nhưng sau này, tại tỉnh Panar cũng có hơn 400 người đã bị báo hoa mai giết chết.
Con báo này được cho là đã bị bắn trọng thương bởi một thợ săn nên nó không thể đi săn mồi trong thế giới hoang dã như trước nữa mà quay sang nhằm vào con mồi là con người để tồn tại.
Cuối cùng đã bị giết bởi một thợ săn nổi tiếng tên là Jim Corbett vào năm 1910.
Báo Panar cũng nổi tiếng bởi rất nhiều trường hợp động vật tấn công người hàng loạt khác. Một con báo Panar ở Kahani đã giết chết hơn 200 người, một cuộc tấn công khác ở Rudraprayag, một con báo khác lại thường rình rập và giết chết rất nhiều người hành hương trên đường đến một ngôi đền Hindu giết chết 125 người trước khi bị thợ săn Jim Carbett hạ gục.
Nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn nhưng xảo quyệt hơn cả sư tử và hổ, báo hoa mai được xem là một trong những loài động vật hấp dẫn các thợ săn trong những cuộc săn lớn. Một số thợ săn còn đánh giá “nếu kích thước của nó bằng kích thước của một con sư tử thì báo hoa mai sẽ nguy hiểm gấp 10 lần sư tử”.
2. Hổ cái Champawat[/justify]
Thợ săn Jim Corbett và con hổ nổi tiếng |
Vào cuối thể kỷ 20, gần dãy Himalaya ở Nepal diễn ra một vụ động vật khủng bố người nổi tiếng và kinh hoàng nhất mọi thời đại.
Hàng chục đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị phục kích trong các rừng rậm. Những cuộc tấn công diễn ra thường xuyên và đẫm máu tới mức nhiều người đã nghĩ tới chuyện ma quỷ. Cho đến khi một người thợ săn trong vùng phát hiện và bắn một con hổ cái, nguyên nhân thực sự mới được làm rõ.
Tuy nhiên, phát đạn bắn trượt và con hổ cái đã thoát chết dù gẫy hai răng. Nó đau đớn và kiệt sức không thể đi săn mồi được bình thường, nhưng nỗi tức giận biến con hổ cái biến thành kẻ chuyên đi săn đàn ông.
Sau đó con số nạn nhân tăng vùn vụt lên tới con số 200 người. Nhiều thợ săn đã được tuyển tới vùng tìm cách giết hại con thú. Nhưng nó quá không ngoan và thậm chí ẩn náu rất giỏi tới mức hiếm ai có thể nhìn thấy nó. Cuối cùng, chính phủ Nepal buộc phải huy động quân đội vào cuộc.
Khác với trường hợp ác thú Gevauden, có lẽ đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử mà quân đội được cho là cần thiết phải can thiệp vào sự cố động vật tấn công người hàng loạt. Nhưng họ vẫn không bắt được con hổ cái. Nó đã rời bỏ lãnh thổ của mình, vượt qua biên giới tới Ấn Độ và tiếp tục hoành hành ở khu vực Champawat.
Người ta kể rằng, với mỗi một sinh mệnh mà nó giết chết lại khiến nó trở nên tàn bạo hơn và càng không sợ hãi. Nó bắt đầu rình mò và tấn công các ngôi làng vào cả ban ngày.
Thậm chí đàn ông cũng không dám ra khỏi nhà của họ để làm việc bởi tiếng gầm của con hổ ngày ngày vẫn vang lên ầm ầm từ phía khu rừng. Những người dũng cảm muốn đi săn hổ và kết thúc cuộc sống sợ hãi kéo dài cũng đều phải chịu chung số phận.
Chỉ đến khi người thợ săn nổi tiếng Jim Corbett vào cuộc, cơn ác mộng mới thực sự kết thúc. Nhưng mỉa mai thay, sau này chính Corbett lại trở thành một nhà hoạt động bảo tồn loài hổ.
Corbett đã lần theo con hổ bằng vết máu của nạn nhân mới nhất của nó là một cô gái ở độ tuổi thiếu niên. Dù là người dũng cảm nhưng ông cũng không khỏi bàng hoàng về những gì mình được chứng kiến trong hang.
Con hổ cái bị tiêu diệt trong năm 1911. Những người dân địa phương bắt đầu cảm thấy dễ thở hơn. Tổng cộng nó đã giết chết 436 người và còn có rất nhiều người nữa không được thống kê. Nó là con hổ giết người nhiều nhất trong lịch sử của loài hổ.
1. Gustave[/justify]
Nhưng tất cả những kẻ săn mồi đáng sợ trong danh sách này cũng đều trở nên lu mờ và vô cùng nhỏ trước trường hợp này.
Tại quốc gia Burundi của Châu Phi tồn tại những câu chuyện thực về con cá sấu sông Nile khổng lồ đã cướp đi mạng sống của hàng trăm người. Con cá sấu này dài tới 6m và nặng khoảng một tấn. Nó được cho là con cá sấu lớn nhất mọi thời đại, cá sấu lớn nhất của sông Nile vẫn còn sống và cũng là động vật ăn thịt lớn nhất ở lục địa châu Phi.
Theo những người dân địa phương và nhà tự nhiên học Patrice Faye (một nhà tự nhiên học người Pháp đã dành nhiều năm cố gắng để tóm gã khổng lồ này) thì con cá sấu trên đã cướp đi mạng sống của hơn 300 người.
Nhưng điều khủng khiếp là nó vẫn còn sống và vẫn còn giết người. Nó được đặt biệt danh là Gustave và trở thành một huyền thoại. Thậm chí còn có cả một bộ phim nói về nó.
Người bản địa kể rằng nó giết người vì “vui” chứ thực sự không phải vì nó cần ăn. Nó thường giết chết một người chỉ bằng một đòn tấn công và sau đó biến mất trong vài tháng, thậm chí là cả năm mới tái xuất giang hồ. Nhưng vị trí tấn công người của nó không ai có thể dự đoán trước được bởi nó không lặp lại.
Người ta cũng đồn rằng, Gustave có thói quen ăn uống khá quái dị. Có phiên bản còn cho rằng nó đã giết và ăn thịt cả một con hà mã đực trưởng thành (một động vật cực kỳ khỏe và nguy hiểm mà tất cả các loài cá sấu đều muốn tránh xa).
Thân mình Gustave có vô số các vết sẹo do dao, giáo và thậm chí cả súng đạn tạo lên. Một đốm đen trên đầu của nó là dấu vết còn lại do bị một người thợ săn bắn trúng. Nhưng rất nhiều thợ săn, nhóm binh sĩ đều không thể giết được nó.
Ông Faye nhiều lần đã cố gắng bắt Gustave bằng cách đặt một chiếc bẫy khổng lồ dưới nước. Nhưng dù nó có xuất hiện ở đó cũng không lần nào tiếp cận chiếc lồng mà chỉ bơi xung quanh như thể chế nhạo những kẻ cố gắng hạ sát nó.
Nhiều người nói con cá sấu khổng lồ này đã 60 tuổi nên nó có quá nhiều kinh nghiệm và thừa thông minh để không bị lừa.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi nhiều kể từ khi con hổ cái hoành hành ở Champawatt khiến ông Faye không còn muốn giết Gustave nữa, ông muốn bảo vệ nó khỏi sự trả thù của con người và giữ cho nó có một vỏ bọc an toàn. Ông hy vọng điều đó sẽ cả nó và nạn nhân của nó, góp phần bảo tồn loài cá sấu sông Nile đang trên bờ tuyệt chủng.
[/justify]