[size=3]Ngày đưa quan tài bố và em đi chôn, Ngọc mới 4 tuổi không hiểu gì cứ nằng nặc đòi nằm cùng: "Sao lại để bố và em nằm ngủ dưới đất, sao lại lấp bùn lên. Cho con ngủ ở đó với bố và em cơ. Con không thích ngủ ở nhà một mình đâu".
[/size]Vừa kể, bà Trần Thị Mùi, ở Xuân Trường, Nam Định, bà nội của Ngọc, vừa rơm rớm nước mắt vì thương cháu giờ đây đã mất cả bố lẫn mẹ và cô em gái Ly mới được 3 tuổi chỉ trong một đêm.
Đã gần một tháng sau cái ngày tang thương đó, cả gia đình bà vẫn chưa hết bàng hoàng. Bé Ngọc thì vẫn ngơ ngác, nằng nặc khóc đòi bố mẹ và em. Gặp ai quen bé cũng hỏi: "Sao bố mẹ lâu về chơi với con thế. Bế con đi tìm em Cốc (tên gọi thân mật của bé Ly ở nhà), con sẽ chia đồ chơi với em. Bố Dũng còn hứa về sẽ mua kẹo, sữa và váy đẹp cho con đi khai giảng mà".
Những câu nói ngây thơ của bé như những nhát dao cứa vào lòng, khiến hai ông bà lại rớt nước mắt. "Giá mà được chết thay cho con, cho cháu thì tôi cũng sẵn sàng. Vợ chồng tôi già rồi sống được mấy nỗi nữa", bà Mùi buồn rầu nói.
Bé Ngọc nhất định không chịu đi chơi mà ở nhà coi ảnh cho bố mẹ và em, không sợ người khác lấy đi mất. |
Cũng như nhiều người dân khác trong làng, gia đình bà có truyền thống gắn với sông nước từ nhiều đời nay. Anh Dũng, bố bé Ngọc lại bơi giỏi, tự đi tàu một mình từ năm 19 tuổi nên không bao giờ bà ngờ rằng có ngày sông nước lại cướp đi cả cái gia đình bé nhỏ ấy.
“Lúc biết tin tàu con trai bị chìm, tôi cứ mong rằng chắc Dũng sẽ cứu được vợ, con và đang bơi vào lánh nạn ở đâu đó gần chỗ tàu chìm. Nhưng đợi mãi đến sáng hôm sau tôi vẫn không nhận được tin con không ngờ cả gia đình nó lại chết thảm như vậy", bà Mùi kể lại trong tiếng nấc nghẹn ngào.
Gia đình bà đã phải vay mượn tiền để thuê thợ lặn tìm xác và thuê ca nô đi rải tờ rơi dọc hai bên bờ sông từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Nhưng phải gần 2 ngày sau, mới tìm thấy thi thể của anh Dũng và cháu Ly, 4 ngày sau thi tìm được thi thể của chị Ngân.
Lần đưa xác của anh Dũng và cháu Ly về lúc đó Ngọc vẫn đang ngủ. Lúc bé dậy, thì bố nằm trong chiếc hộp màu đỏ, còn em thì nằm trong hộp màu vàng thì cứ tưởng là nằm đấy để chơi, nằng nặc đòi vào nằm cùng. Khi không thấy mẹ Ngân thì lại hỏi mẹ đi đâu, bảo: "Hay bố Dũng đang bế mẹ Ngân nằm trong hộp, bà bảo mẹ ra để bố Dũng còn bế Ngọc. Ông bà đi mua hộp về cho Ngọc nằm cạnh bố và em".
Giờ đây hằng ngày đến bữa ăn, thấy ảnh của bố mẹ và em trên bàn thờ bé vẫn mời bố, mẹ và em ăn cơm. Ăn xong lại đi lấy tăm cho bố mẹ và sữa cho em. Có bạn đến chơi thì bảo "em phải vào chào bố mẹ chị đi, không bố mẹ chị mắng chết".
Nghe mọi người nói bố mẹ và em chết rồi Ngọc đều ngúng nguẩy: "Không phải đâu, bố, mẹ và em đang ngủ đấy, không phải chết đâu". Ai đến cho tiền thì đều bảo để dành để mua sữa cho em Cốc, còn đồ chơi thì bày lên bàn thờ để khi nào em dậy có cái mà chơi.
Một lần, ông bà dọn cất tấm ảnh nghệ thuật của bé đi thì bé bảo: "cháu có chết đâu, sao lại cất ảnh của Ngọc đi. Treo ở đấy để bố Dũng với mẹ Ngân còn ngắm, mang đi chỗ khác sao mà ngắm được", bà Mùi kể lại.
"Từ bé Ngọc đã phải chịu cảnh xa bố mẹ ở nhà với ông bà nội nên rất ngoan. Mỗi lần bố mẹ về cháu vui lắm, tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất quý em. Từ hôm xảy ra chuyện, cháu khóc nhiều lắm. Đến giờ nhiều hôm nửa đêm bé còn giật mình tỉnh giấc khóc đòi bố mẹ và em Cốc", bà ngậm ngùi nói.
Thương cháu là vậy nhưng điều bà Mùi trăn trở hơn là không biết cuộc sống của hai ông bà và cô cháu gái sau này sẽ như thế nào. Số tiền vợ chồng anh Dũng mượn đóng tàu đến hơn một tỷ đồng mà vẫn chưa trả được bao nhiêu. Nhà không có điều kiện, 6-7 năm này bà đã phải lên Hà Nội bán đồng nát để phụ thêm tiền nuôi cô con gái út đang học đại học. Còn ông sức khỏe yếu nên ở nhà trông nhà và cháu.
"Con thuyền nằm dưới sông vẫn chưa trục vớt lên được vì phải cần đến 300 triệu người ta mới vớt cho, mà số tiền đấy vợ chồng tôi biết lấy đâu ra!", bà Mùi nói, giọng xót xa.
3bored3 3bored3 3bored3 3bored3 3bored3 3bored3 3bored3 3bored3