Chuyện lạ 2013-04-16 10:55:41

Nỗi đau người con gái 'quỷ đầu to, một mắt'


[size=7] [/size]
 
Ngay từ khi sinh ra, Dương đã mang trên mình những dấu hiệu khác thường. Thời gian trôi qua, khối thịt thừa trên mặt ngày càng chảy xệ. Đến bây giờ, khối thịt che hết 2/3 khuôn mặt, chảy đến tận cổ, che lấp một mắt, một bên miệng.
[justify]24 năm chưa một lần nhìn thấy mặt mình [/justify]
[justify]Những ngày đầu năm, trong một chuyến công tác, chúng tôi có dịp trở về ấp Châu Thành, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Cán bộ ở đây dẫn đến nhà ông Đỗ Tấn Phát. Mặc dù đã được giới thiệu từ trước, nhưng mới bước chân vào nhà, đôi chân tôi vẫn như rụng rời khi gặp Đỗ Thùy Dương (24 tuổi). 

Khuôn mặt của cô có một khối thịt che hết 2/3 khuôn mặt, chảy dài đến tận cổ. Một mắt, một bên miệng đã bị khối thịt kia che lấp. Thấy vẻ hốt hoảng của người lạ, Dương vội chạy vào phía trong buồng. Một lúc sau, được ông Phát động viên, cô mới bước ra ú ớ: “Áu à ấy ú a”. Phải nhờ người cha dịch lại, người khách phương xa mới hiểu được nội dung của câu nói: “Cháu chào mấy chú ạ!”. 

Ngồi ôm Dương vào lòng, ông Phát kể lại cuộc đời và nỗi đau của hai cha con. Ông sinh ra và lớn lên xã Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Thời niên thiếu, theo tiếng gọi của tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ và trở thành thanh niên xung phong ở mảnh đất Quảng Trị. Những năm đó, ông từng tận mắt chứng kiến các đồng đội lần lượt ngã xuống. Riêng ông vẫn lành lặn khi chiến tranh kết thúc. [/justify]

Nhiều người kinh hãi khi thấy khuôn mặt của Dương .

[justify]Hòa bình, từ giã vùng gió Lào cát trắng trở về ấp Châu Thành lập nghiệp, ông phải lòng và cưới bà Ngô Thị Thím (hiện 52 tuổi) thua mình 13 tuổi. Năm 1988, người vợ có thai. Hai vợ chồng hồ hởi đón đợi đứa con đầu lòng ra đời. Tuy nhiên, giây phút thiêng liêng nhất khi đón nhận một sinh linh mới cũng chính là nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của họ. 

Đứa trẻ khi mới lọt lòng mẹ đã có khuôn mặt khác thường, trong miệng xuất hiện hai cái răng. Dường như đó là điềm báo cho những điều không hay sẽ xảy ra trong tương lai bé. Mặc dù đau đớn nhìn con như vậy, nhưng hai vợ chồng vẫn dành cho con cái tên thật đẹp - Đỗ Thùy Dương - như nhắc nhở về thời đã xa ở đất miền Trung. 

Cô bé Dương hằng ngày vẫn ăn uống, lớn lên như bao đứa trẻ bình thường khác. Thế nhưng, trên khuôn mặt của cô, một khối thịt thừa ngày càng trở thành dị dạng, to dần theo năm tháng. Nhìn con gái lớn lên mà lòng hai vợ chồng ông Phát tan nát. Ngày Dương còn bé, những đứa trẻ cùng trang lứa không bao giờ cho cô chơi cùng bởi khuôn mặt dị dạng. 

Đứng trong nhà, nhìn xa xa thấy bạn bè cùng vui đùa, Dương mong mỏi một lần được nhập bọn. Nhưng thời gian trôi qua, cô bé vẫn chỉ nép mình trong khung cửa. Thấy cảnh này, ông Phát đau lòng lắm, nhưng cũng không biết phải làm sao. Tâm can người cha như vỡ vụn khi biết bọn trẻ cùng trang lứa đặt cho con gái mình biết bao nhiêu biệt danh: “Con bé dị dạng”, “Con bé mặt quỷ”, “Quỷ đầu to, một mắt”… 

Ban đầu, khi nghe bọn trẻ gọi con gái như vậy, người cha còn quát mắng, nhưng về sau, ông lại cúi gằm mặt bước đi. “Đau lắm mấy chú ạ! Nhìn con dị dạng như vậy đã khổ, nhưng nghe bọn trẻ gọi thế lại càng khổ tâm hơn. Tôi cũng biết, mấy đứa nhỏ quá bé, không hiểu được chuyện đời, nhưng nghe chúng gọi con như vậy, xót không chịu nổi”, người cha buồn bã. 

Khi Dương đến tuổi tới trường, vợ chồng ông Phát không dám đưa con gái đi học. Bởi, ông sợ trường sẽ không nhận một đứa trẻ có khuôn mặt kỳ dị, sợ bạn bè chê bai, trêu chọc con… Bao nhiêu năm trôi qua, cô bé vẫn chỉ ở trong nhà dưới sự giám sát của cha mẹ. Hằng ngày, thấy con buồn bã nhìn bạn bè cắp sách đi học, ông đã có lần đến hỏi trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng. Nhưng nhà trường không đồng ý cho Dương vào ở vì tay chân lành lặn, còn tỉnh táo, đi lại bình thường. Cứ thế, cô bé sống trong sự yêu thương của cha mẹ, nhưng lại sống bên lề của xã hội. 

Ông Phát cho biết, ông không bao giờ dám dẫn con gái đi đâu, sợ sự miệt thị của mọi người sẽ càng làm con gái mặc cảm hơn. Cũng chính vì khối thịt thừa ở mặt mà đến nay, chưa một lần cô được soi gương. Ngày Dương còn nhỏ, nhà cũng có gương, nhưng nghĩ đến khuôn mặt dị dạng của con, ông sợ khi cô bé nhìn thấy sẽ hoảng loạn. Người cha đập vỡ hết gương và không bao giờ mua lại. 

“Tôi sợ nó sẽ khiếp đảm khi nhìn thấy khuôn mặt thực của mình”, đôi mắt người cha trũng sâu. Không chỉ thế, tóc trên đầu của Dương cũng thi nhau rụng nên bây giờ chỉ còn vài sợi lơ thơ. Cùng với gương, lược trở thành thứ xa xỉ trong căn nhà trống của người cựu chiến binh. [/justify]
[justify]Hy vọng vụt tắt 

Người cha vô cùng đau đớn khi nhìn con gái lớn lên từng ngày với khuôn mặt dị dạng. Trước đây, nhiều người nhìn thấy Dương, khuyên ông nên vứt bỏ để có thể sống một cách yên bình hơn. Nhưng dù dị dạng, cô bé vẫn là giọt máu đào do chính ông tạo ra nên ông vẫn nuôi. Cũng vì ám ảnh về khuôn mặt của Dương nên vợ chồng ông không dám sinh thêm đứa con nào. 

Đau đớn, xót thương, không vượt qua được sự kỳ thị của xã hội, bà Thím từng ra đi, bỏ lại hai cha con ở nhà một mình. 14 năm trôi qua, người vợ lại trở về và tình thương dành cho chồng, cho con vẫn tha thiết không một chút giảm sút. Ông Phát chia sẻ: “Bà ấy ra đi, tôi đau lòng, nhưng cũng không trách. Vì chính tôi nên bà ấy mới phải chịu tiếng xấu của đời. Nhưng giờ đây, bà ấy đã về sống cùng với hai cha con, chừng đó cũng đủ rồi”. 

Ông Phát cứ nghĩ con gái mình mãi mãi sẽ phải mang khuôn mặt kỳ dị thì vào năm 2006, một niềm vui chợt đến. Trong một lần đến Việt Nam công tác, nhà báo Murayama Yasufumi (Nhật Bản) đã phát hiện ra trường hợp của Dương. Thấy hoàn cảnh đáng thương, ông Murayama trở về Nhật Bản vận động người dân nước mình làm từ thiện để giúp đỡ. Lần đó, ông quyên góp được 4.000 USD. [/justify]

Khối thịt vẫn không ngừng to lên 

[justify]Nhà báo Nhật còn ra sức vận động bác sĩ Suzuki, một chuyên gia thẩm mỹ có tiếng ở đất nước mặt trời mọc. Sau nhiều lần thương thuyết, vị bác sĩ cũng chấp nhận đưa Dương sang bệnh viện Kyoto University để khám và chữa trị. Nghe được điều này, ông Phát không thể nào tin được. Chính một người đàn ông chưa từng quen biết lại nhen nhóm niềm hy vọng cho gia đình ông. 

Lúc đó, hằng đêm, ông cầu nguyện trời phật phù hộ cho vị bác sĩ kia có thể chữa trị bệnh cho con gái của mình. Ông hy vọng sau đó, Dương sẽ sống khỏe mạnh, bình thường, được cắp sách đến trường như bao đứa bạn cùng trang lứa. Và tuyệt vời nhất là ông sẽ nhìn thấy nụ cười trên khuôn gương mặt con gái. 

Hồ hởi mang hành lý bay sang Nhật Bản, hai cha con ông Phát được nhóm nhà báo, sinh viên thiện nguyện chăm sóc, giúp đỡ tận tình. Nhưng khi niềm hy vọng mới nhen nhóm cũng là lúc nó bị dập tắt hoàn toàn. Sau khi khám, bác sĩ Suzuki cho biết, khối u trên đầu và những mảng thịt thừa của Dương là do não không nguyên vẹn mà có. 

Không như những người bình thường, một bên đầu của Dương là nước, một bên là não, việc phẫu thuật thẩm mỹ là rất khó. Nếu cố gắng thì vẫn có thể phẫu thuật được nhưng có thể động chạm đến dây thần kinh, gây tê liệt. Và thời gian chữa trị được đưa ra là 10 năm với nhiều đợt đại, tiểu phẫu khác nhau. 

Đau đớn nhận tin buồn, ông Phát chấp nhận cho con gái phẫu thuật cắt 3 tấc thịt thừa trên khuôn mặt. Sau đó, hai cha con quay về Việt Nam và không trở lại đất nước mặt trời mọc thêm lần nào nữa. Giải thích cho điều này, người cha cho biết: “Một phần vì không có số tiền lớn để kéo dài các cuộc phẫu thuật trong mười năm. Một phần khác, tôi sợ rằng việc phẫu thuật để lại di chứng và Dương sẽ bị liệt, không thể đi lại bình thường như bây giờ”. 

Ngày trở về, nhiều người bàn tán, cho rằng gia đình ông Phát có nhiều tiền nhờ sự hỗ trợ của những người Nhật Bản. Thế nhưng, sự thực thì các nhóm thiện nguyện của đất nước mặt trời mọc làm việc rất chuyên nghiệp, nên khi ra nước ngoài, họ chuyển tiền vào tài khoản đủ để chi tiêu. Và lúc trở về, chiếc thẻ vẫn chỉ là trống rỗng.  

Mặc dù tuổi đã gần 70, nuôi đứa con dị dạng, nhưng ông Phát luôn phấn đấu làm ăn. Ông thuê 10 công đất ao đìa của trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Sóc Trăng để trồng sen. Lấy công làm lời, ông cũng kiếm được một ít tiền để nuôi vợ con. Cách đây vài năm, ông cũng bắt đầu lấy vé số về, làm một cái bàn nhỏ phía trước nhà để Dương ngồi bán. Cả gia đình từ đó vui vầy. 

Do khả năng vươn lên cuộc sống, không khuất phục số phận, năm 2011, ông Phát cùng Dương được đại diện cho tỉnh Sóc Trăng tham dự Đại hội Điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ hai do Hội Chất độc màu da cam Việt Nam tổ chức. Cuộc đời là thế, ông Phát và Dương chấp nhận số phận của mình. Tuy nhiên, mới đây, gia đình ông nhận được giấy báo từ trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Sóc Trăng là sẽ lấy lại toàn bộ đất đã thuê để mở rộng mặt bằng, nghĩa là nguồn sống của gia đình ông đang bị đe dọa bởi thu nhập chính không còn. 

Suốt buổi ngồi nói chuyện, ông Phát buồn rười rượi không một lần nở nụ cười. Trước khi chia tay, người cha nhìn xa xăm chia sẻ: “Giờ, khuôn mặt của Dương đã bị khối thịt thừa che mất 2/3. Tôi chỉ hy vọng nó sẽ không lớn lên nữa, bởi nếu vẫn tình trạng này thì con mắt còn lại, nửa cái miệng kia cũng không còn nữa”. 

Dừng lại trong chốc lát, ông lại tiếp: “Tôi giờ đã già, không còn sống bao nhiêu năm nữa. Không biết rằng, khi tôi đi theo đồng đội thì đứa con gái tội nghiệp này sẽ ra sao”. Bất chợt, nói đến đây, những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt hốc hác của người cha. [/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)